Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh sinh bình khảo'
Những ý-kiến về thời-sự và lịch-sử của một Nguyễn Văn Huy vô-danh tiểu-tốt
Mục-lục những bài viết của blog "Những chứng-cớ lịch-sử bịp bợm của 'Hồ Chí Minh sinh bình khảo'"
Lời nói đầu
Trong loạt bài này, những chứng cớ lịch sử mà Hồ Tuấn Hùng ("胡俊熊"), tác giả quyển "Hồ Chí Minh Sinh Bình Khảo" ("胡志明生平考"), đã dùng để khai tử Nguyễn Ái Quốc, sẽ được chứng-minh là bịp-bợm.
Hồ Tuấn Hùng lập luận rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trên đường đi Mạc Tư Khoa vào năm 1932, và sau đó một người ông-chú của ảnh tên là Hồ Tập Chương ("胡集璋") đã đóng thế vai Quốc, rồi sau này trở thành Hồ Chí Minh - người mà từ năm 1945 đã làm máu người Việt chảy thành sông qua việc ra lệnh thủ tiêu hàng vạn người trong hàng ngũ của các giáo-phái và đảng-phái yêu nước chống Pháp, qua việc phát động cuộc cải-cách ruộng đất ở miền Bắc làm chết hàng trăm ngàn người dân vô tội, và qua việc phát động chiến tranh vô nghĩa với miền Nam đã tạo ra hàng triệu oan-hồn uổng-tử.
Tuy nhiên, “công đức” đó đã được Việt Cộng (Việt-Nam Cộng-sản đảng) tôn thờ cho tới ngày nay, và Hồ Tuấn Hùng kiên quyết đòi mọi người phải nhìn nhận “công đức” đó là của ông-chú của ảnh.
Tóm-tắt nội-dung (bài gồm trên 17 ngàn chữ, khoảng trên 140 trang A4)
Mật-thám Pháp đã vô sổ bìa đen vết sẹo ở phần trên của vành tai bên trái của Nguyễn Tất Thành, từ lúc Thành còn sống ở Paris và tự xưng là Nguyễn Ái Quốc. Vết sẹo này cũng xuất-hiện trong mọi thời-kỳ của cuộc đời của Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh. Ngoài ra, ngay cả hình-dạng đặc-thù của vành tai bên trái và bên phải của họ cũng giống nhau. Do đó, tất cả chỉ là một người.
Hồ Tuấn Hùng khai tử Nguyễn Ái Quốc bằng câu chuyện như sau: vào đầu tháng 01/1932, Quốc được chánh-quyền Hồng Kông thả tự do, nhưng sau đó chết trên đường đi Mạc Tư Khoa vào tháng 7 hoặc tháng 8/1932, vì bị bệnh lao phổi. Đó là một câu chuyện láo-khoét, vì những tài liệu lịch sử trong Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc (The UK National Archives) xác-minh rằng vụ Nguyễn Ái Quốc kháng-cáo lên Privy Council ở London kéo dài đến ngày 27/06/1932 mới xong (xem phần E). Trong thời-gian đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn-luôn sống vui khỏe trong một bệnh viện quân-đội ở Hồng-Kông và đến ngày 22/01/1933 mới rời khỏi Hồng-Kông một cách bình-yên, vô-sự.
Hồ Tuấn Hùng ngụy tạo việc Nguyễn Ái Quốc được thả ra vào đầu năm 1932, đi Singapore rồi bị tống cổ trở lại Hồng Kông và cuối cùng được một điệp viên của Anh-quốc đưa đi Thượng Hải bằng thủy phi cơ vào cuối tháng 01/1932. Để chứng minh những điều dối trá đó là thật, Hồ đã trích dẫn và bóp méo những nguồn thông tin của Lý Gia Trung, Nguyễn Văn Khoan, Sophie Quinn-Judge, William Duiker, và ngay cả nhân vật chính trong truyện tiểu thuyết trinh thám "Nhật ký của Paul Draken" của Diêu Khai Dương cũng được sử dụng như là một nhân chứng lịch sử!
Hồ Tuấn Hùng cắt-xén và bóp méo những nguồn thông-tin của Sophie Quinn-Judge, William Duiker và Tưởng Vĩnh Kính để chứng-minh rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bị bệnh lao phổi vào tháng 7-8/1932. Nhưng sự-thật là trong ba tháng cuối của năm 1933, một ký giả người Mỹ ở Thượng Hải tên là Harold Isaacs đã gặp-gỡ và viện trợ tiền bạc cho Nguyễn Ái Quốc. Vào năm 1981, Isaacs đã được nhóm làm phim "Series Vietnam: A Television History" phỏng-vấn về cuộc gặp-gỡ đó. Băng thu-âm và bản "chuyển-âm sang chữ" (transcript) của cuộc phỏng-vấn vẫn còn được lưu-trữ ở website OpenVault. Xin xem phần E ở dưới.
Với những lỗi chánh-tả Việt-ngữ ấu-trĩ của Hồ Tuấn Hùng trong phần Thư-mục của "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" (tiếng Tàu), hiển-nhiên là Hồ không đọc được tiếng Việt. Như vậy, quyển sách này đã được viết ra bởi những đồng-đảng người Tàu sanh-trưởng ở Việt-Nam, thí-dụ như Huỳnh Tâm, còn Hồ chỉ là người đứng tên chịu trách-nhiệm xuất-bản. Điều này có nghĩa là Trung Cộng muốn gây ra tinh thần chủ-bại trong lòng của người Việt trong nước lẫn ngoài nước trước khi xâm-lăng Việt-Nam, rằng người Tàu đã nắm vận-mệnh của nước Việt-Nam từ lâu. Tuy nhiên, lá bài tẩy của Trung Cộng là lực-lượng người Tàu đã sống tại Việt Nam hàng bao nhiêu thế-hệ rồi. Họ sẽ phối-hợp với cuộc xâm-lăng từ bên ngoài theo đúng bài-bản "nội-công, ngoại-kích". Người nguy-hiểm nhất cho sự tồn-vong của đất-nước Việt Nam chính là anh Tàu Hẹ Nguyễn Tấn Dũng và những đồng-đảng người Tàu khác (thí-dụ như Nguyễn Thanh Sơn, Hoàng Trung Hải, v.v...).
Dân Làm Báo là đồng-đảng của Hồ Tuấn Hùng và đã đăng những bài vở bóp méo lịch-sử nhằm hổ-trợ chiến-dịch Công-Tâm của Tập Cận Bình để gây ra tinh-thần chủ bại trong lòng người Việt trong nước lẫn hải-ngoại trước khi Tàu Cộng xâm lăng Việt Nam. Dân Làm Báo cũng giúp đánh bóng tên-tuổi của Nguyễn Tấn Dũng và băng đảng, và hỗ-trợ Công-an Việt-Nam trong việc bắt bớ người đăng bài trên báo.
Liam Kelley, một Associate Professor tại "The University of Hawaii at Manoa" (Đại học Hawaii, phân viện Manoa), dựa vào quyển Đại Việt Sử Ký Toàn Thư để viết một bài chế-diễu Trần Hưng Đạo về việc lấy cô ruột mà vẫn được người Việt đời sau tôn sùng và phong Thánh. Nhưng sự-kiện đó không có trong lịch-sử. Do đó, phải chăng Kelley đã ăn tiền của Tàu-Cộng để dèm-siểm anh-hùng dân-tộc Việt-Nam với mục-đích đánh-đổ hào-khí của người Việt và dọn đường cho sự xâm-lăng và thống-trị của Hán-tộc sau này?
Nguyễn Văn Huy đã trả tiền cho Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc để toàn bộ hồ sơ “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc và những sự dàn xếp cho việc trục xuất”) được scan. Có tất cả là 133 trang tài liệu viết tay lẫn đánh máy, gồm toàn những công văn giữa những viên chức chánh phủ cao cấp của Anh-quốc, thí dụ như các Bộ-trưởng, Thứ-trưởng, quan Toàn-quyền Hồng Kông, và Tòa án, Luật-sư, v. v... Tất cả đều có liên quan tới vụ kháng cáo của Nguyễn Ái Quốc trong năm 1932 và những cách thức mà chánh quyền Hồng Kông đã dàn xếp để Quốc có thể rời khỏi thuộc địa Hồng Kông một cách an toàn vào tháng 01/1933.
Một số tài liệu đã được đưa vào loạt bài "Những chứng cớ lịch sử bịp bợm của quyển Hồ Chí Minh sinh bình khảo". Tuy nhiên, những tài liệu còn lại hãy còn rất nhiều và có thể có ích cho những người thích nghiên cứu lịch sử. Do đó, Nguyễn Văn Huy để cái link download ở đây để độc giả sử dụng. Files nguyên-thủy của The UK National Archives dưới dạng jpg được chứa trong folder "Individual files in jpg format". Kích thước của tập hồ sơ vào khoảng 94 MB. Ngoài ra, tất cả 133 files được kết-hợp thành một file duy nhất dưới dạng PDF được chứa trong folder "Single file in PDF format" và có kích thước là 43.3 MB
Việc download miễn phí toàn bộ tài-liệu lịch-sử “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc và những sự dàn xếp cho việc trục xuất”) của The UK National Archives (Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc) đã chấm-dứt trong tháng 07/2016.
Nguyễn Văn Huy đã trả tiền cho Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc scan tài-liệu lịch-sử "Foreign Nationals: J. Ducroux (alias Serge Franc)" ("Những công-dân ngoại-quốc: J. Ducroux (bí-danh Serge Franc)"). Tập hồ-sơ mang số hiệu WO 106/5814, gồm có 60 trang, trong đó có một quyển sách tuyên-truyền vớ va vớ vẩn gồm 30 trang (số hồ-sơ từ WO_106_5814_001 cho đến WO_106_5814_030), một bản báo-cáo mật của Giám-đốc ban Hình-sự của Singapore (nằm trong hệ-thống Quân-báo MI2 của Anh-quốc) và những bản phụ-lục (số hồ-sơ từ WO_106_5814_031 cho đến WO_106_5814_060).
Bản báo-cáo mật này cho biết lịch-sử của việc bắt-bớ những đảng-viên Cộng-sản tại Singapore trong khoảng thời gian từ 01/05/1931 đến 23/06/1931 (sau này dẫn đến sự triệt-phá toàn bộ các cơ-sở Cộng-sản Quốc-tế ở các thuộc-địa và tô-giới của Anh ở Viễn-Đông), mà đầu mối của sự việc là một lá thư của Nguyễn-Ái-Quốc gởi cho Trung-ương-đảng Cộng-sản Mã-Lai trong thời gian đó. Thế mới chết!
Tập tài liệu này sẽ được sử dụng trong loạt bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử". Tuy nhiên, nó có thể có ích cho những người thích nghiên cứu lịch sử. Do đó, Nguyễn Văn Huy để cái link download ở đây để độc giả "nếu thích thì rinh dìa xài chơi" .
Xin lưu ý là trước đây Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc cho biết sẽ xóa bỏ link trong tháng 09/20126, tuy nhiên, sau này đã gia-hạn tới tháng 11/2016. Kích thước của tập hồ sơ vào khoảng 26 MB. Hiện nay, họ đã xóa bỏ link. Do đó, Nguyễn Văn Huy đã đưa tài-liệu vào Google Drive của mình để cho độc-giả có thể download.
Nguyễn Văn Huy đã trả tiền cho Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc scan tài-liệu lịch-sử "Nguyen ai Quoc: request for extradition to Indo-China by French authorities" ("Nguyễn Ái Quốc: Nhà cầm-quyền Pháp xin dẫn-độ về Đông-Dương"). Tập hồ-sơ mang số hiệu "CO 129/535/3", gồm có 98 trang, trong đó là những công-văn giữa các quan-chức trong Bộ thuộc-địa và Bộ Ngoại-giao Anh, Tòa Đại-sứ Pháp ở London, và Chính-quyền Hồng-Kông, trong thời-kỳ 29/06/1932 - 26/01/1932, về vấn-đề làm sao trục-xuất Nguyễn Ái-Quốc về Đông-Dương, mặc dù Anh và Pháp không hề có thỏa-hiệp nào về sự dẫn-độ. Tập hồ-sơ này được tiếp nối bởi tập hồ-sơ tên “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc: những sự sắp-xếp cho việc trục xuất”) và mang số hiệu "CO 129/539/2".
Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc đã xóa bỏ link vào ngày 27/12/20126. Do đó, Nguyễn Văn Huy đã đưa tài-liệu vào Google Drive của mình để cho độc-giả có thể download. Kích thước của tập hồ sơ vào khoảng 147 MB.
---------------------------------
Download miễn phí (4):
"Tự Phán.pdf" của Phan Bội Châu, do nhà xuất-bản Anh-Minh xuất-bản vào năm 1956.