Tóm tắt nội dung
(bài gồm trên 11 ngàn chữ, gần 90 trang A4)
Hồ Tuấn Hùng khai tử Nguyễn Ái Quốc bằng câu chuyện như sau: vào đầu tháng 01/1932, Quốc được chánh-quyền Hồng Kông thả tự do, nhưng sau đó chết trên đường đi Mạc Tư Khoa vào tháng 7 hoặc tháng 8/1932, vì bị bệnh lao phổi. Đó là một câu chuyện láo-khoét, vì những tài liệu lịch sử trong Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc (The UK National Archives) xác-minh rằng vụ Nguyễn Ái Quốc kháng-cáo lên Privy Council ở London kéo dài đến ngày 27/06/1932 mới xong (xem phần E). Trong thời-gian đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn luôn-luôn sống vui khỏe trong một bệnh viện quân-đội ở Hồng-Kông và đến ngày 22/01/1933 mới rời khỏi Hồng-Kông một cách bình-yên, vô-sự.
Quan Toàn-quyền Hồng Kông đánh điện-thư báo cho Bộ Thuộc-địa tại London biết thuyền đã đưa Nguyễn Ái Quốc ra cửa biển vào ngày 22/01/1933. Chỉ riêng bức điện-thư này đủ lật tẩy những kẻ ngụy-tạo lịch-sử rằng Nguyễn Ái Quốc chết vào năm 1932 và sau đó được Hồ Tập Chương (còn được gọi là Hồ Quang) đóng thế vai. |
Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Hình trên, bên trái: trang bìa của tập hồ-sơ “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc và những sự dàn xếp cho việc trục xuất”), số hiệu là CO 129/539/2.
(ii) Hình trên, bên phải: hình Nguyễn Ái Quốc tại bệnh-viện quân-đội Hoàng-gia Anh tại Hong Kong vào năm 1932. Hình này được trích ra từ trang 70 của quyển 'Hồ Chí Minh cứu nước?' của Vy Thanh . Xem thêm chi-tiết trong bài 'Kỳ 1 - Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh đều có một vết sẹo gần chót tai trái, và qua đó Sở Mật-thám Pháp xác định được rằng hai người này chỉ là một' của Nguyễn Văn Huy.
(iii) Hình dưới, bên trái: trang 1 của bức điện-thư của quan Toàn-quyền Hong Kong William Peel gởi cho Bộ Thuộc-địa. Cuối trang 3, ảnh xác-nhận đã đưa Nguyễn Ái Quốc lên tàu đi Hạ Môn (thuộc tỉnh Phúc Kiến) vào ngày 22/01/1933.
(iv) Hình dưới, bên phải: quan Toàn-quyền William Peel trong một buổi lễ tại Hong Kong. Hình được trích ra từ cái video clip có tựa là '"Old Hong Kong - Foundation Stone Laying Ceremony of Po Leung Kuk”'.
Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.
Mục-lục
(mỗi một câu đều là một cái link)
C. Sự mâu-thuẫn nghiêm-trọng giữa hai phần B.3 và B.4 trong Thiên 1 của "Hồ Chí Minh sinh-bình khảo"
Hồ Chí Minh gian hùng sử (5) - Kiện tụng
A. Hồ Tuấn Hùng khai-tử Nguyễn Ái Quốc bằng cách nào?
A.1 Cách thứ nhất: Nguyễn Ái Quốc (thật) bị mất-tích từ đầu năm 1932:
A.1(a) Hồ Tuấn Hùng muốn “khai sanh” một Nguyễn Ái Quốc giả, tức là nhân vật tên là Hồ Tập Chương, bằng cách nào thì tùy ý ảnh, nhưng trước hết ảnh phải “khai tử” Nguyễn Ái Quốc thật với những bằng cớ lịch sử đúng đắn.
Dưới đây là một luận-cứ tiêu-biểu của Hồ Tuấn Hùng dùng để khai tử Nguyễn Ái Quốc:
“Nguyễn Ái Quốc nhiều năm đã mắc chứng lao phổi, tháng 6 năm 1931 bị cảnh sát Hương Cảng bắt, được chuyển đến bệnh xá nhà giam điều trị, đầu năm 1932 mất tích, đến khoảng giữa tháng 7 và tháng 8 thì các báo đưa tin chết vì bệnh lao phổi. Cũng thời gian nầy các báo Hương Cảng, Anh Quốc, Pháp Quốc và Nga Xô đều viết, sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hương Cảng, không rõ lý do mất tích, sau đó bị bệnh qua đời. Thời gian nầy, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa đã cử hành lễ truy điệu. Phái viên Quốc tế Cộng sản đến thăm hỏi chia buồn.” (Thiên 1, A.2, trang 13)
(Nguyễn Văn Huy nhấn mạnh)
Xin độc giả kiểm tra ở đây:
A.1(b) Đoạn văn ở trên sẽ được chia ra thành những đoạn nhỏ cho dễ tham khảo:
A.1(b)(1) “Tháng 6 năm 1931 Quốc bị cảnh sát Hương Cảng bắt.
A.1(b)(2) “Vì Quốc đang mắc chứng lao phổi (đã có từ nhiều năm trước), ảnh được chuyển đến bệnh xá nhà giam điều trị.
A.1(b)(3) “Đầu năm 1932 Quốc mất tích.
A.1(b)(4) “Đến khoảng thời gian giữa tháng 7 và tháng 8 năm 1932, thì các báo Hương Cảng, Anh Quốc, Pháp Quốc và Nga Xô đưa tin Quốc chết vì bệnh lao phổi.
Các báo đều viết: “Sau khi Nguyễn Ái Quốc từ Singapore trở lại Hương Cảng, bị mất tích mà không rõ lý do, sau đó bị bệnh qua đời.”
A.1(b)(5) “Cùng thời gian nầy, nhóm lưu học sinh Việt Nam tại trường Đại học Phương Đông, Mạc Tư Khoa đã cử hành lễ truy điệu. Phái viên Quốc tế Cộng sản đến thăm hỏi chia buồn.”
A.2 Cách thứ hai: báo Hương-Cảng đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi:
A.2(a) Ở trong phần A.1(b)(4) ở trên, Hồ Tuấn Hùng viết rằng báo Hương-Cảng nằm trong số báo chí đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết vì bệnh lao phổi. Dù rằng việc báo Hương Cảng đăng hay không đăng không phải là vấn đề lớn, nhưng chúng ta vẫn nên kiểm tra lại để biết tư cách viết văn của Hồ. Đây mới là vấn đề rất quan trọng. Nếu biết rằng tác giả lúc nào cũng tìm cách lừa dối độc giả, thì độc giả cần phải luôn luôn đề cao cảnh giác khi đọc. Nếu lỡ tin, có khi phải ôm hận suốt đời .
A.2(b) Những đoạn văn có liên-quan tới việc báo-chí đăng-tải tin Nguyễn Ái Quốc chết được lượm-lặt ra từ trong bản dịch của Thái Văn và đăng dưới đây:
(1) “Tuy nhiên, trong năm ấy, báo chí Cộng sản lại lần lượt đưa tin Nguyễn Ái Quốc chết do bị lao phổi. Ví như tờ “Sự thật” của đảng Cộng sản Liên Xô, tờ “Nhân đạo” của đảng Cộng sản Pháp, tờ “Lao động” của đảng Cộng sản Anh,…” (Thiên 1, A.3)
(2) “Sau khi Nguyễn Ái Quốc mất tích, các báo đều đưa tin ông bị ho lao nặng và qua đời trong nhà giam. Những báo nầy bao gồm cả của nhà đương cục Pháp-Việt thực dân cho đến của các đảng Cộng sản như tờ “Lao động” của đảng Cộng sản Anh, tờ “Nhân đạo” của đảng Cộng sản Pháp, đến các báo của Nga Xô đều đăng tải tin Nguyễn Ái Quốc bị bệnh lao phổi chết…
“(Tác giả nhận xét: Báo chí Nga Xô cụ thể là tờ “Sự thật” (Pravda), xem cuốn “Chủ tịch nước Việt Nam”, Lý Gia Trung biên dịch, trang 224)” (Thiên 1, A.3.1)
(3) “Vào ngày 11 tháng 8 năm 1932, tờ nhật báo “Công nhân” của Quốc tế Cộng sản phát hành tại London, đăng tin Nguyễn Ái Quốc chết trong nhà giam.” (Thiên 1, A.3.2)
(4) “Chính vì vậy, báo chí Cộng sản từ tờ “Sự thật” của Nga Xô đưa tin đầu tiên, sau đó đến tờ “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp, tờ “Lao động” của Đảng Cộng sản Anh lần lượt đăng tải tin Nguyễn Ái Quốc chết vào tháng 7 và tháng 8 năm 1932.” (Thiên 1, A.4)
(5) “Năm 1932, Hồ Chí Minh (Nguyễn Ái Quốc) mất tích tại Hương Cảng, các báo đều đưa tin sau khi Hồ Chí Minh bị cảnh sát Hương Cảng bắt đã chết trong tù vì bệnh lao phổi. Các báo nầy bao gồm cả của chính quyền Pháp lẫn các Đảng Cộng sản, như tờ “Lao động” của Đảng Cộng sản Anh, tờ “Nhân đạo” của Đảng Cộng sản Pháp cùng các báo chí Liên Xô. (“Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”, Tưởng Vĩnh Kính, trang 74–75).” (Thiên 1, A.7.17)
A.2(c) Trong tất cả những đoạn văn trên không có đoạn nào đề cập đến báo Hương Cảng hết. Như vậy là Hồ đã bịa ra việc báo địa phương có đăng tin để củng-cố lý-luận của ảnh. Sách viết kiểu này thì rõ ràng là cùng một giuộc với Việt Cộng .
A.3 Luận-cứ của Hồ Tuấn Hùng về việc mất-tích của Nguyễn Ái Quốc:
Trong Thiên 1, phần B.4 ("Vụ án “Nguyễn Ái Quốc đến Singapore bị buộc phải quay lại Hương Cảng”), Hồ Tuấn Hùng viết:
"Vụ án “Nguyễn Ái Quốc đến Singapore bị buộc phải quay lại Hương Cảng:
(a) “Đầu năm 1932, Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc mở phiên tòa với phán quyết trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc.
(b) "Do sự sắp xếp của luật sư Loseby, ngày 6 tháng Giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng đến Singapore. Tuy nhiên cảnh sát Singapore không cho nhập cảnh mà bắt ông phải quay lại.
(c) "Cảnh sát Hương Cảng buộc phải tiếp nhận Nguyễn Ái Quốc và hứa sẽ đăng ký hộ khẩu. Ngày 19 tháng Giêng năm 1932, cảnh sát Hương Cảng lại bắt Nguyễn Ái Quốc. Nhà đương cục Hương Cảng chẳng cần để ý đến bản chất sự việc mà tuyên bố Nguyễn Ái Quốc xuất cảnh trái phép, đến ngày 22 tháng Giêng lại phóng xuất ông với mệnh lệnh, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hương Cảng. Từ đấy Nguyễn Ái Quốc mất tích". (Thiên 1, B.4)
(Hồ Tuấn Hùng in đậm, Nguyễn Văn Huy tô màu)
B. Hồ Tuấn Hùng có bằng cớ về việc Nguyễn Ái Quốc bị mất tích vào đầu năm 1932, hay không?
B.1 Chính Hồ Tuấn Hùng tự phủ nhận việc Nguyễn Ái Quốc bị mất tích:
Câu hỏi “Hồ Tuấn Hùng có bằng cớ về việc Nguyễn Ái Quốc có bị mất tích, hay không?” thật ra không cần phải trả lời, vì ở phần B3 của Thiên 1 chính Hồ đã bỏ công sức ra để chứng minh rằng Quốc không hề mất tích từ ngày 22/01/1932 như Hồ đã khẳng-định trong phần B4 của Thiên 1 của "Hồ Chí Minh sinh bình khảo"!.
Câu trả lời nghe rất vô-lý, vì không lẽ Hồ Tuấn Hùng điên như vậy? Nhưng tiếc rằng đó là sự thực. Dù Nguyễn Văn Huy muốn cãi dùm (biện-hộ) cho Hồ cũng không biết phải làm sao, bởi vì tang-chứng rành- rành ở đó
Tự bắn vào bàn chân của mình |
Hình vẽ của trang web Latuff Cartoons.
B.2 Hồ Tuấn Hùng chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc chưa hề bị mất tích:
Trong Thiên 1, phần B.3 "Viện Khu Mật Hoàng gia London xét xử – chống án", độc-giả có thể tìm thấy những đoạn văn sau đây:
B.2(a) “Người biện hộ cho Nguyễn Ái Quốc là luật sư P.N.Pritt, biện hộ cho nhà đương cục Hương Cảng là luật sư S.Cripps. Hai vị nầy đều là bạn của luật sư Frank Loseby. Luật sư P.N.Pritt là con trai nghị viên cánh tả, Huân tước Palme. Luật sư Pritt đã thu thập đầy đủ thông tin vụ án từ luật sư Loseby.
(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Thái Văn đánh máy sai:
(i) Palmer chứ không phải Palm.
(ii) D.N.Pritt chứ không phải P.N.Pritt. Chỗ nào trong bản dịch cũng ghi là P.N.Pritt.
B.2(b) Sau khi thống nhất kế hoạch trong nhóm, ông mời luật sư Cripps đề xuất kế hoạch Tống Văn Sơ sẽ thắng trong phiên xử, hy vọng luật sư Cripps, vì tình bạn bè và lương tâm nghề nghiệp, đứng ra bảo vệ công lý, bảo vệ chính nghĩa.
(*) Chú-thích của Nguyễn Văn Huy
(i) Nguyên-văn trong sách của Nguyễn Văn Khoan như sau:
“Nhận được thư của bạn, luật sư Pritt đến ngay nhà của ông Cripps trao đổi tâm tình, nêu lên những lý lẽ mà Tống Văn Sơ sẽ thắng, hy vọng rằng luật sư Cripps vì tình bạn và cả danh dự nghề nghiệp của mình, bảo vệ luật pháp, bảo vệ chính nghĩa.”
(Trang 63, dòng 8-12; audio clip số 11,từ phút 03:02 tới 03:21)
(ii) Có thật những luật sư trong cuộc đã làm vì danh dự nghề nghiệp, bảo vệ luật pháp, và bảo vệ chính nghĩa, như Hồ và Khoan đã viết trong 2 đoạn (3) và (4) ở trên, hay không? Xin độc giả xem câu trả lời trong bài Phụ-lục ở cuối bài viết này:
B.2(c) “Hai ông đã thống nhất phương án giải quyết, tìm mọi cách buộc chính quyền Hương Cảng trả tự do cho Tống Văn Sơ mà không mất thể diện.
B.2(d) “Đầu năm 1932, Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc mở phiên tòa.
“Luật sư P.N.Pritt và luật sư S.Cipps trình bày tóm tắt nội dung vụ án và phát biểu ý kiến cá nhân sau đó đề xuất biện pháp giải quyết:
1- Trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc.
2- Nguyễn Ái Quốc chỉ cần rời khỏi Hương Cảng, sau đó có thể đi đến bất cứ nơi nào mình muốn.
3- Lúc ra đi và sử dụng phương tiện giao thông nào đều do tự mình quyết định.
Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc đồng ý với kiến nghị trên, đồng thời yêu cầu chính quyền Hương Cảng thông báo quyết định nầy.
B.2(e) “Cuối cùng, ngày 27 tháng Sáu năm 1932, luật sư hai bên đã có được kết quả chung, đề nghị Viện khu Mật kết thúc vụ án. Nhà cầm quyền Hương Cảng chấp hành án quyết, trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc và cấp cho ông 400 dollars làm lộ phí."
(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Xin độc-giả chú-ý luận-cứ của Hồ Tuấn Hùng ở trên:
Theo phần B.2(d) ở trên, vào đầu năm 1932 Privy Council đã đồng-ý với kiến nghị chung giữa các luật-sư của Nguyễn Ái Quốc và chính quyền Hồng Kông, và yêu-cầu chính-quyền Hồng-Kông thi-hành án-quyết.
Nhưng theo phần B.2(e), đến ngày 27/06/1932 luật-sư của hai bên mới đạt được kiến nghị chung đó, và chính-quyền Hồng-Kông bắt-đầu thi-hành án-quyết.
Như vậy, đây là lý-luận (logic) của một người điên.
(ii) Vậy mà có một số người Việt gọi Hồ là học giả, thí dụ như:
1. Nhiếp Vĩnh Trang, trong bài "Hồ Chí Minh là ai?" Xin xem ở đây:
2. Tạ Nhất Linh, trong bài "Bàn về Hồ Chí Minh - Hồ Tập Chương". Xin xem ở đây:
Nguyễn Văn Huy chỉ thuận tay nhấc lấy hai cái tên từ Internet, kiểu như bắt gà, bắt vịt trong chuồng, chứ không có ẩn-ý gì trong việc chọn-lựa .
C. Sự mâu-thuẫn nghiêm-trọng giữa hai phần B.3 và B.4 trong Thiên 1
C.1 Bảng đối-chiếu giữa 2 phần B.3 và B.4 của Thiên 1, “Hồ Chí Minh sinh-bình khảo”:
B.3 (Thiên 1) | B.4 (Thiên 1) | |
1 | 06/06/1931: Nguyễn Ái Quốc bị bắt | |
2 | 01/1932: Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc mở phiên tòa. | 01/1932: Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc mở phiên tòa với phán quyết trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc. 06/01/1932: Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng đến Singapore. Bị đuổi trở lại. 19/01/1932: cảnh sát Hương Cảng lại bắt Nguyễn Ái Quốc. 22/01/1932: lại phóng xuất Quốc với mệnh lệnh, nội trong 3 ngày phải rời khỏi Hương Cảng. Từ đấy Nguyễn Ái Quốc mất tích. |
3 | 27/06/1932: luật sư hai bên đã có được kết quả chung, đề nghị Viện khu Mật kết thúc vụ án. Nhà cầm quyền Hương Cảng chấp hành án quyết, trả tự do cho Nguyễn Ái Quốc. | |
4 | 08/1932: báo chí đưa tin Quốc chết vì bệnh lao phổi. |
C.2 Hai phần B.3 và B.4 của Thiên 1 của 'Hồ Chí Minh sinh-bình khảo' "chửi cha" lẫn nhau :
Hiển nhiên là những chi tiết của hai cột B.3 và B.4 của bảng đối-chiếu C.1, về cả sự kiện lẫn logic, mâu thuẫn với nhau rất nghiêm trọng (theo kiểu “địch còn thì ta mất” ). Chỗ mâu-thuẫn nằm ở đây:
(a) Theo ô 2 của cột B.4, Nguyễn Ái Quốc đã được trả tự do vào đầu năm 1932.
(b) Nhưng theo ô 3 của cột B.3 đến ngày 27/06/1932 Quốc mới được trả tự do.
(c) Nếu Quốc đã được trả tự do vào tháng 1 năm 1932, thì còn Quốc nào được trả tự do vào tháng 06/1932? Bó tay!
C.3 Kết-luận:
C.3(a) Hiển nhiên, Hồ Tuấn Hùng là đồ điên.
Chỉ có một cuốn sách, xuất bản từ cuối năm 2008, và tiếp tục sửa chữa cho tới tháng 30/09/2013 mà Hồ vẫn không tự biết sự mâu thuẫn trong trí não lẫn trên giấy trắng, thì không điên là gì? Xin coi:
C.3(b) Xin độc-giả kiểm tra với đoạn văn sau đây (trích từ phần B.3 của Thiên 1, dưới tiểu mục "倫敦「皇家樞密院─上訴審理」案件" (Luân-Đôn "Hoàng-gia Xu-mật-viện - thượng tố thẩm lí" án kiện), trong bản tiếng Tàu đã được cập nhật vào năm 2013, qua cái link nói trên):
“Tối 最 chung 終 thượng 上 tố 訴 án 案, tại 在1932 niên 年6 nguyệt 月27 nhật 日 triệu 召 khai 開 thính 聽 chứng 證 hội 會 chi 之 tiền 前, song 雙 phương 方 luật 律 sư 師 đạt 達 thành 成 hiệp 協 định 定, tòng 從 Xu 樞 Mật 密 viện 院 triệt 撤 hồi 回 liễu 了 thượng 上 tố 訴 án 案。 Hương 香 Cảng 港 đương 當 cục 局 phụng 奉 mệnh 命 khôi 恢 phục 復 Nguyễn 阮 Ái 愛 Quốc 國 đích 的 tự 自 do 由, tịnh 並 đề 提 cung 供 liễu 了400 mĩ 美 nguyên 元 tác 作 vi 為 xuất 出 hành 行 đích 的 phí 費 dụng 用”.
Nội-dung của đoạn văn trên cũng chính là nội-dung của đoạn văn đã được trích ở phần B.2(e) ở trên kia.
C.3(c) Tuy nhiên, người điên cũng có lúc tỉnh. Do đó, nếu lúc Hồ Tuấn Hùng tỉnh lại, chỉ cần làm một chuyện đơn-giản là rút sự-kiện Nguyễn Ái Quốc được trả tự do sau ngày 27/06/1932 ra khỏi sách (phần B.2(e)), và chỉ dùng những sự-kiện ở cột B.4 trong bảng đối-chiếu ở phần C.1 ở trên làm nền-tảng cho luận-cứ khai-tử Nguyễn Ái Quốc thứ thiệt, thì không lẽ chúng ta bị gạt hết, hay sao?
Do đó, chúng ta tạm thời không truy cứu tình trạng tâm thần của Mộ Dung Cô Tô của thế kỷ 21 ở tập chót nữa, mà cứ tiếp tục lôi hết những thủ đoạn lừa gạt của Hồ Tuấn Hùng ra ánh sáng.
(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Ở cuối truyện Thiên Long Bát Bộ của Kim Dung, Mộ Dung Phục của thành Cô Tô hóa rồ, vì mộng khôi phục và làm vua nước Yên bị tiêu tan.
D. Hồ Tuấn Hùng có chứng-cớ lịch-sử nào về việc Privy Council từng mở một phiên tòa vào đầu năm 1932 và phán-quyết trả lại tự-do cho Nguyễn Ái Quốc, hay không?
D.1 Nguồn thông-tin của Lý Gia Trung và Nguyễn Việt Hồng:
Ở phần A.7.15 của Thiên 1, Hồ Tuấn Hùng viết:
"Đầu năm 1932, Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc mở phiên tòa xử vụ Tống Văn Sơ tức Nguyễn Ái Quốc. Kết thúc phiên xử, Tòa tuyên án phóng thích Nguyễn Ái Quốc. Tin vui đến Hương Cảng. Lúc ấy Tống Văn Sơ vẫn còn đang điều trị tại bệnh viện. Sau chín lần ra tòa (1/8/1931–19/9/1931), sức khỏe Tống Văn Sơ đã quá suy nhược.(“Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh”, Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, trang 217)."
D.2 Đi tìm chứng-cớ lịch-sử trong nguồn thông-tin Lý Gia Trung:
D.2(a) Trong quyển "Hồ Chí Minh sinh bình khảo", Hồ Tuấn Hùng thường nêu tên những nguồn thông-tin ra để bảo-kê cho lập-luận của ảnh, nhưng không bao giờ trích-dẫn nguyên-văn cho bất kỳ sự-kiện nào. Thế mới độc! Với lối trích dẫn kiểu đó, Hồ xỏ mũi độc giả nhẹ-dạ và dẫn họ đi đâu mà chẳng được.
D.2(b) Ở phần B.5.4.a của Thiên 1, Hồ Tuấn Hùng viết:
"Đại sứ Lý Gia Trung, trong bài viết của mình, đã trích dẫn “Sự kiện Hương Cảng năm 1931” của Nguyễn Việt Hồng dẫn từ nguồn tư liệu Hồ sơ Hoàng gia Anh Quốc mới được giải mật. 'Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc'."
D.2(c) Ở phần B.5.4.c của Thiên 1, Hồ Tuấn Hùng viết:
"… cuốn sách “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh” của Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, có dẫn dụng cả “Sự kiện Hương Cảng năm 1931” của Nguyễn Việt Hồng …"
D.2(d) Ở phần 2.5.5 của Thiên 6 , Hồ Tuấn Hùng viết:
“《nhất 一 cửu 九 tam 三 nhất 一 niên 年 Hương 香 Cảng 港 án 案 kiện 件》 Nguyễn 阮 Việt 越 Hồng 鴻《 Việt 越 Nam 南 quốc 國 phụ 父─ Hồ 胡 Chí 志 Minh 明 phụ 附 lục 錄》2003 niên 年.”
D.2(e) Như vậy, tài liệu “Án kiện Hương Cảng năm 1931” của Nguyễn Việt Hồng nằm ở trong phần Phụ-lục, chương "Hồ Chí Minh", quyển “Việt Nam quốc phụ Hồ Chí Minh” (ấn-bản năm 2003), của Lý Gia Trung. Hiển-nhiên là Thái-Văn dịch láo cái tựa-đề "Hồ Chí Minh: cha của dân-tộc Việt-Nam" thành “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh”. Đúng lý thì Lý Gia Trung đặt tựa lếu-láo là quyền của ảnh, còn người dịch thì cứ dịch đúng đi, có tội đâu mà sợ. Còn như người dịch lại dịch láo (để cho quyển sách "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" đỡ bị phản-đối bởi người Việt hải ngoại), nếu có bị độc-giả chửi (thí-dụ như Nguyễn Văn Huy ) thì cũng không thể trách "trời gần, trời xa" được . Ai mà tin Thái Văn rồi đi tìm quyển “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh” bằng tiếng Tàu, thì tới Tết Congo cũng không tìm ra được.
Nếu độc-giả chú-ý, thì sẽ nhận thấy một điều là những người Tàu cầm bút được đề-cập đến trong loạt bài "Những chứng-cớ lịch-sử bịp-bợm của "Hồ Chí Minh sinh bình khảo" này không ai là không phạm tội viết láo. Người Tàu giúp người Tàu là chuyện đương-nhiên, vậy mà vẫn có những người Việt "theo đóm ăn tàn" lại không biết điều đó.
D.2(f) Tìm trong Internet, chúng ta cũng sẽ chẳng thấy một bài viết hay một quyển sách nào tên là “一九三十一年香港案件”. Điều đó có nghĩa là cái tên đó chỉ hiện-hữu trong quyển sách của Lý Gia Trung mà thôi. Như vậy, nếu độc-giả tin-tưởng Hồ Tuấn Hùng là người thành-thật, thì cho đến Tết Congo cũng không thể truy-tầm ra quyển sách của Nguyễn Việt Hồng được.
D.3 Kết quả của cuộc tìm kiếm tài liệu Nguyễn Việt Hồng:
D.3(a) Nguyên tác tiếng Việt có tựa là “Vụ án Hồng Kông năm 1931”, xuất bản lần đầu tiên năm 1996 bởi nhà xuất bản Lao Động, được tái bản năm 1999. Ấn bản này có 82 trang.
D.3(b) Nguyễn Việt Hồng không phải là tên thật, mà chỉ là bút hiệu của Nguyễn Văn Khoan - tiến sĩ, đại tá gì đó của Việt Cộng. Đến năm 2004, quyển này được nhà xuất bản Trẻ tái bản với tựa đề là “Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931” và tên tác giả là Nguyễn Văn Khoan. Ấn bản này có 130 trang. Như vậy, phiên-bản này đã được cập-nhật và mới hơn so với phiên-bản nằm ở phần Phụ-lục của quyển "Việt-Nam Quốc-phụ Hồ Chí Minh" của Lý Gia Trung.
Hình 2: Nguyễn Văn Khoan |
Hình của: http://www.kyvatlichsucand.vn/vn/news/4294/234/Nguoi-tim-giu-kho-tu-lieu-vang-ve-Bac-.html
Phiên-bản “Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931” được dùng trong bài viết này là phiên-bản điện tử (ybook format). Ai muốn mua phiên-bản này thì hỏi mua ở đây:
Với yBook format, người mua chỉ có thể lấy mắt nhìn chữ và hình, chứ không thể copy hoặc in ra. Tuy rằng sách được trình bày theo hình thức của sách in, nghĩa là có số trang để dẫn chứng, nhưng vì Nguyễn Văn Huy không có sách in trong tay, do đó không biết yBook có "sao y bản chánh" hay không. Ngoài ra lại có màn phải vô Internet và "sign-in" mới đọc được, do đó tốt hơn hết là đừng mua.
Trước khi sách được tái bản, Khoan đã hợp tác với Lý Gia Trung dịch sang tiếng Tàu (theo “Lời Nói đầu” của sách nói). Sau này, sachnoionline.com làm thành sách nói (do Thu Hiền đọc) dành cho người mù, và cho download miễn phí. Sách nói chấm dứt ở trang 82 của sách yBook. Sách yBook có phần phụ lục, từ trang 83 cho tới trang 131.
D.4 Sự lếu-láo của nguồn thông-tin Nguyễn Văn Khoan:
D.4(a) Dưới đây là nguyên-văn của đoạn văn trong “Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931”, mà Hồ Tuấn Hùng đã trích-dẫn:
"Đầu năm 1932, Viện Cơ-mật Hoàng-gia Anh họp. Hai luật sư Pritt và Cripps cùng trình bày tóm tắt hồ sơ và nêu lên chính kiến cá nhân. Hai ông đều đề nghị một cách giải quyết là:
- Phóng thích Tống Văn Sơ.
- Tống Văn Sơ được tự ý muốn đi đâu thì đi miễn là ra khỏi Hồng Kông.
- Đi bằng phương tiện gì, đi vào lúc nào,tùy ý.".
Viện Cơ-mật Hoàng-gia Anh đã đồng ý và báo tin cho chính quyền Hồng Kông biết quyết định này."
Tin vui đến Hồng Kông vào lúc Tống Văn Sơ đang nằm điều trị tại bệnh viện, sau phiên tòa thứ 9, vì sức (Hết trang 63) khỏe quá suy sụp. Đây cũng là một cách dàn xếp của luật sư để đề phòng mọi sự bất trắc khác khi Viện Cơ Mật Hoàng Gia đang xét xử vụ án. Chính quyền Hồng Kông được lệnh thả tự do cho Tống Văn Sơ và cấp cho ông một món tiền là 400 (bảng Anh) để cấp chi phí cho việc đi lại.” (Trang 63 (dòng 25-28) và trang 64 (dòng 1-6))
(Nguyễn Văn Huy in đậm)
Như vậy, đoạn văn trên bảo-kê cho cột B.4 của bảng đối-chiếu C.1.
Trang 63, "Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931" của Nguyễn Văn Khoan |
Trang 64, "Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931" của Nguyễn Văn Khoan |
D.4(b) Nguyễn Văn Khoan cũng có máu điên giống như Hồ Tuấn Hùng. Trước hết, xin độc-giả xem trong yBook đoạn văn có nền đỏ và nối-tiếp với đoạn văn cuối-cùng mà chúng-ta vừa trích-dẫn ở trên kia:
“Tống Văn Sơ lấy giấy tờ đáp tàu đi Singapore. Khi đến Singapore, bước lên bờ, cảnh sát địa phương (1) lấy cớ rằng “Singapore không bắt buộc phải thi hành lệnh của Hồng Kông” nên bắt giam Tống Văn Sơ, và trao trả lại Hồng Kông trên tàu Hồ Sang. Đến Hồng Kông, vịn cớ vào việc “đến Hồng Kông không có giấy phép”, cảnh sát Hồng Kông bắt lại Tống Văn Sơ, giam vào nhà ngục cũ …”
"(1) Năm 2008 chính quyền Singapore đã dựng tượng bác Hồ, kỷ niệm 75 năm lần bác Hồ đến Singapore (2008-1933)"
Theo Nguyễn Văn Khoan, Nguyễn Ái Quốc được thả ra vào đầu năm 1932 và ngay sau đó đi Singapore. Nhưng chú-thích số 1 lại cho ra một sự kiện hoàn-toàn khác. Xin độc-giả xem bài toán nhỏ dưới đây:
2008 -75 = 1933
Kết-quả của bài toán nhỏ ở trên cho thấy Nguyễn Ái Quốc đã đến Singapore vào năm 1933. Như vậy, chỉ trong trang 64 của yBook, Nguyễn Văn Khoan vừa cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Singapore vào năm 1932, vừa cho rằng đến vào năm 1933. Ở đây, chúng-ta lại nhìn thấy hình-ảnh của người cầm súng tự bắn vào chân của mình. Thế thì điên quá rồi, không sao điên hơn được nữa (nhại văn-chương của Nguyễn Phú Trọng).
D.5 Thư-khố Quốc-gia của Singapore xác nhận Nguyễn Ái Quốc tới Singapore vào tháng 01/1933:
Sau đây là vài đoạn trích từ bài viết của National Heritage Board của Singapore vào ngày 28/09/2011 về việc dựng bia, dựng tượng Hồ Chí Minh:
“MEDIA RELEASE
To be embargoed until 28 September 2011, 10am"
("Thông tin dành cho báo chí
Không được phổ biến trước 10 giờ sáng ngày 28/09/2011")
“Singapore deepens ties with Vietnam through Ho Chi Minh statue and commemorative marker”
(“Singapore xiết chặt mối quan hệ với Việt Nam qua tượng và bia kỷ niệm Hồ Chí Minh”)
“Records showed that Ho Chi Minh visited Singapore twice in May 1930 and again in January 1933 during his numerous trips around the region to rally support for his cause.” (Trang 1, dòng 21-23)
(“Hồ sơ lưu trữ cho thấy rằng Hồ Chí Minh đã đến Singapore hai lần vào tháng 5/1930 và lần nữa vào tháng 01/1933, trong vô số chuyến đi quanh vùng để kết nối sự ủng hộ cho ý đồ của ảnh”)
“Ho Chi Minh stopped by Singapore briefly in May 1930 when he was sent to preside over the creation of Communist Parties in Siam, Malaya and Singapore.” (Trang 4, dòng 13-15)
(“Vào tháng 05/1930 Hồ Chí Minh ghé Singapore trong một thời gian ngắn, khi ảnh được gởi tới để trông coi việc sáng lập những đảng Cộng-sản ở Thái Lan, Mã Lai và Singapore”)
Trọn bài viết của National Heritage Board có thể được dowbload ở cái link dưới đây:
Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:
Điều đáng chú ý là việc Nguyễn Ái Quốc thành lập những đảng Cộng-sản ở Đông Nam Á - căn bản là không có liên quan gì tới việc đấu tranh cho sự độc lập của Việt-Nam. Như vậy, hiển nhiên Quốc chỉ là người làm công cho Quốc-tế Cộng-sản (tổ chức chính trị do Lenin và đảng Cộng-sản Nga lập ra). Sau này Quốc bỏ Nga và đặt đảng Cộng-sản Việt-Nam dưới quyền điều động của Mao (thí dụ trận đánh Điện Biên Phủ, cuộc Cải-cách Ruộng-đất ở miền Bắc và chiến tranh Việt Nam đều do Tàu chỉ đạo). Như vậy, trong suốt chiều dài của lịch sử của Việt-cộng, hàng triệu đảng viên Việt-cộng và bác của mấy ảnh lúc nào cũng làm nô lệ cho ngoại bang! Như vậy khẩu hiệu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” chỉ có thể lừa được con nít mà thôi.
D.6 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:
Trong suốt quyển sách "Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931", Nguyễn Văn Khoan còn không có tới một cái chứng-cớ để xác-nhận Privy Council có mở phiên tòa, nói gì tới chứng-cớ về phán-quyết phóng-thích Nguyễn Ái Quốc vào đầu năm 1932. Kiểu viết sách của Khoan là kiểu chỉ tay về phía Luân Đôn và nói: “Đó! Chứng cớ nằm ở đó đó. Tới mà xem!”
Ở trang 9 của sách yBook, Khoan viết:
“Ngày nay, ai có dịp tới Luân Đôn, thủ đô của nước Anh, vào kho lưu trữ Hoàng gia tìm đến hồ sơ mang ký hiệu “Z225C, H.E. 3, Vol 2 1/40-1240 năm 1931” sẽ hiểu rõ thêm vụ án “Tống Văn Sơ, Hồng Kông 1.”
(1 Hồ sơ: Calendar của libérate rolls. British National Archives. Revised 1.1.1947. Her Majesty’s Stationary office - Hồ sơ Sở phóng thích tù nhân Lưu trữ Quốc gia Anh. Kiểm tra lại ngày 1.1.1947. Cơ quan văn phòng Hoàng gia - Hồ sơ có chữ ký của Thủ tướng Anh Mac Donald (1929-1931)”)
Trang 9, "Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931" của Nguyễn Văn Khoan |
Kiểu dẫn-chứng như vậy hoàn-toàn không đạt được tiêu-chuẩn tối-thiểu của sách biên-khảo về lịch-sử. Ai sẽ là người xác-định sự-kiện nào có liên-quan tới tài-liệu nào, trong đám xà-bần mà Khoan đề-cập ở trên? Độc-giả à? Như vậy, ai cần tới tác-giả nữa?
Do đó, nhất nhất mỗi khi cần dẫn-chứng, Nguyễn Văn Khoan đều phải dẫn chứng cụ thể. Nếu Khoan không chịu cực được, thì hãy đổi sang nghề làm thầy bàn, bàn cho sướng miệng theo kiểu của Nguyễn Văn Huy đi!
Nói tóm lại, từ Nguyễn Văn Khoan, đến Lý Gia Trung và đến Hồ Tuấn Hùng đều không có một cái bằng-cớ nào cho việc Privy Council họp và phóng-thích Nguyễn Ái Quốc vào đầu năm 1932. Toàn là những anh nói phét.
E. Tài-liệu lịch-sử của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc xác-minh Nguyễn Ái Quốc bị bắt-nhốt ở Hồng-Kông suốt năm 1932
E.1 Download miễn-phí cho độc-giả:
Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc còn giữ một tập hồ sơ tên là “Nguyen ai Quoc: arrangements for deportation” (“Nguyễn Ái Quốc và những sự dàn xếp cho việc trục xuất”), số hiệu là CO 129/539/2, gồm có 133 trang (cộng luôn trang bìa) bắt đầu từ 29/01/1932 đến 31/01/1933. Từ tháng 02/2016 Thư khố Quốc-gia Anh-quốc đại hạ giá tiền công scan tài liệu, do đó bây giờ tính xuống chỉ còn 153 pound, để họ copy cho và gởi qua email. Giá-cả như vậy rất là vừa túi tiền của những người thích nghiên cứu lịch-sử có tính cách tài tử như Nguyễn Văn Huy . Tập hồ sơ này quan trọng đến độ những người mà Hồ Tuấn Hùng đã đề cập tới trong sách của ảnh, như là Quinn-Judge, Duiker, Duncanson và Khoan, đều phải tìm đọc. Còn chính bản thân của Hồ, thì Hồ không nhúc nhích một ngón chân, cứ ngồi ỳ một chỗ mà bịa chuyện ra. Thế mới ngoan (khôn)!
Xin xem thêm thông tin ở đây:
Hình bìa của tập hồ sơ "Nguyễn Ái Quốc: những sự dàn xếp cho việc trục xuất" của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc |
Độc-giả có thể download tập tài-liệu nói ở trên và những tài-liệu khác của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc qua những cái link ở phần cuối trang chính của blog này (Nguyễn Văn Huy đã lưu-trữ trong Google Drive của mình). Xin bấm vào cái link dưới đây:
E.2 Một công văn của chánh phủ Anh lật tẩy sự gian dối của quyển "Hồ Chí Minh sinh-bình khảo":
Khởi đầu của tập hồ sơ nói trên, là lá thư của Bộ Ngoại-giao của Anh gởi cho Đại sứ Pháp ở London tên là Jacques Truelle. Lá thư được UK National Archives scan và cho số hiệu CO/129/539/133. Thư đề ngày 29/01/1932. Nội dung như sau:
“Dear Monsieur Truelle,
We have been carefully considering your letter of 22nd December 1931 to Mr. Mounsey about the Annamite Nguyen ai Quoc.”
(“Ông Truelle thân mến,
Chúng tôi đã suy-xét một cách cẩn thận lá thư đề ngày 22/12/1931 của ông gởi cho ông Mounsy về người An Nam tên Nguyễn Ái Quốc.”)
“As you will be aware, Quoc is at present in police custody pending his appeal to the Privy Council against the orders issued for his deportation and expulsion from Hong Kong. As the result of correspondence between the Colonial Office and the Governor of Hong Kong, I am happy to be able to inform you that Quoc will be detained under surveillance in Hong Kong until the result of this appeal is announced.”
(“Như là ông sẽ biết, Quốc lúc này đang bị cảnh sát giam giữ trong khi chờ đợi kết quả của sự kháng cáo lên Privy Council về án lệnh trục xuất ra khỏi Hồng Kông. Do kết quả của sự liên lạc thư từ giữa Bộ Thuộc-địa và quan Toàn-quyền Hồng Kông, tôi hân hoan báo cho ông biết rằng Quốc sẽ bị nhốt và canh chừng kỹ ở Hồng Kông cho đến khi kết quả của sự kháng cáo được công bố.”)
(Nguyễn Văn Huy in đậm)
Công-văn của Thứ-trưởng Bộ Ngoại-giao gởi cho Thứ-trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 30/01/1932; báo cho biết trong công-văn có một copy của lá thư đã gởi Đại-sứ Pháp, để cho các quan ở Bộ Thuộc-địa nắm tình-hình. Bản scan mang số hiệu CO/129/539/132 của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc (The UK National Archives). |
Lá thư của Bộ Ngoại-giao Anh gởi cho Đại-sứ Pháp Jacques Truelle ở London đề ngày 29/01/1932. Bản scan mang số hiệu CO/129/539/133 của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc (The UK National Archives). |
Như vậy, công văn ở trên (đề ngày 29/01/1932 của Bộ Ngoại-giao Anh) phủ nhận hàng loạt hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong tháng 01/1932 mà Hồ Tuấn Hùng đã vẽ ra để đánh lừa độc giả - nào là Nguyễn Ái Quốc được thả ra vào đầu năm 1932, nào là Nguyễn Ái Quốc đi Singapore, v.v. . . Xin xem phần C.1
E.3 Lịch-sử của Privy Council:
Hồ Tuấn Hùng dịch Privy Council là Xu-mật-viện (Xu 樞 mật 密 viện 院). Thái Văn dùng âm "Khu-mật". Còn Nguyễn Văn Khoan dịch là Cơ-mật-viện (Cơ 機 mật 密 viện 院 ).
Từ thế kỷ thứ 18 trở về trước, khi mà quyền lực của vua chúa Ăng Lê (Angleterre = England) hãy còn mạnh, thì Privy Council có thể được coi là Cơ-mật-viện, vì có cả quyền hành-pháp lẫn lập-pháp. Tuy nhiên, sau thời-điểm đó, Privy Council chỉ còn là tòa án cao nhất trong việc giải-quyết những vụ kháng-cáo trong đế-quốc Anh (British Empire). Đó là lý do mà vụ kháng-án của Nguyễn Ái Quốc phải được Privy Council giải-quyết.
Hiện nay, Privy Council vẫn còn xét xử những vụ kháng án từ các quốc gia trong khối Commonwealth ("Thịnh-vượng chung") gởi về. Nhưng đối với những vấn-đề dân-sự trong nước Anh (England) thì Supreme Court là tòa kháng-cáo (Appeal court) cao nhất. Xin coi thêm ở đây:
E.4 Privy Council chưa hề họp để xử vụ kháng-án của Nguyễn Ái Quốc:
Trong bài viết “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, dưới tiểu-mục “Privy Council Appeal” (trang 96-98), Dennis Duncanson viết:
“The appeal was never heard by the Judicial Committee of the Privy Council, for an arrangement was arrived at out of court on the morning of the hearing (27 June 1932).” (Trang 97, dòng 21-23)
(“Vụ kháng cáo chưa bao giờ được đem ra trước Ủy ban Tư pháp của Hội đồng Xu-mật để xử, vì vào buổi sáng của ngày xử (27/06/1932) hai bên đã có thỏa hiệp ở ngoài tòa.”)
Trang 97, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32" của Duncanson. |
E.5 Cuộc dàn-xếp ngoài tòa xảy ra vào ngày 27/06/1932:
Chứng cớ cho sự việc giải-quyết ngoài tòa (out-of-court settlement) vào ngày 27/06/1932 nằm trong một lá thư cùng ngày của văn phòng luật sư Burchell - luật sư của Bộ Thuộc-địa và chánh phủ Hồng Kông ở London - gởi cho Thứ-trưởng của Bộ Thuộc-địa. Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc đặt số hiệu của bản scan của lá thư này là CO/129/539/111. Nguyên văn như sau:
"Sung Man Cho v. Superintendant of Prisons, Hong Kong and Another"
"We beg to inform you that this Appeal came before the Judicial Committee of the Privy Council this morning when after a meeting of Counsel outside the Court at which terms were arranged, their Lordships allowed the Appeal to be withdrawn and made no order as to costs. We will send you a copy of the terms arranged between Counsel and an Opinion by Sir Stafford Cripps and Mr. Wilfrid Lewis explaining and supporting the term arranged."
("Tống Văn Sơ kiện Thanh-tra của những nhà tù ở Hồng Kông và một người nữa"
"Chúng tôi xin báo cho ông biết rằng vụ Kháng cáo này đã ra trước Ủy ban Tư-pháp của Privy Council vào sáng hôm nay, sau một cuộc họp của những Trạng sư ở bên ngoài tòa, trong đó những điều kiện đã được hai bên dàn xếp. Các quan tòa cho phép đơn Kháng cáo (của Tống Văn Sơ) được rút lại và không bắt ai phải trả tiền ai. Chúng tôi sẽ gởi cho ông một bản sao của những điều kiện đã được dàn xếp giữa những Trạng sư, và một bản Ý kiến chung được ông Stafford Cripps và ông Wilfrid Lewis giải thích và ủng hộ những điều kiện đã dàn xếp")
Lá thư của văn phòng luật sư của chánh quyền Hồng Kông gởi cho Bộ Thuộc địa vào ngày 27/06/1932 |
Bản tóm-tắt những điều-kiện mà chánh-quyền Hồng Kông đãi chấp-nhận để Nguyễn Ái Quốc chịu rút đơn kháng-cáo. D. N. P và R.S.C. là những mẫu-tự đầu của tên của trạng-sư Denis Nowell Pritt (thay mặt Nguyễn Ái Quốc) và trạng-sư Richard Stafford Cripps (thay mặt chánh-quyền Hồng Kông). Hồ-sơ của The UK National Archives mang số CO/129/539/110. |
E.6 Vào ngày 21/07/1932, Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang ở trong tù, thì làm sao ảnh có thể chết trên đường tới Mạc Tư Khoa vào tháng 7-8/1932 được?
Dưới đây là Thông báo của điện Buckingham, soạn vào ngày 21/07/1932, gởi cho Nguyễn Ái Quốc để thông-báo kết quả của việc dàn xếp bên ngoài Privy Council vào ngày 27/06/1932. Hai trang của thông báo này được National Archives Anh-quốc đánh số CO/129/539/078 và CO/129/539/079.
Nội dung gồm có hai điểm chánh:
(a) Ở trang 1, toàn bộ vụ bắt giữ Sung Man Cho (Tống Văn Sơ/Nguyễn Ái Quốc) và việc kháng cáo của ảnh được tóm tắt lại.
Trang 1 của Thông báo của điện Buckingham vào ngày 21/07/1932, đăng trên một Công báo (Gazette), về kết-quả của cuộc thỏa-thuận ngoài tòa và sự xác-nhận của Privy Council. Bản scan của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc mang số hiệu CO/129/539/078. Trong quyển "Hồ Chí Minh sinh bình khảo", Hồ Tuấn Hùng cứ lặp đi lặp lại rằng Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi trên đường tới Mạc Tư Khoa, trong thời gian tháng 7-8/1932. Như vậy, điện Buckingham gởi thông-báo cho ma chắc ? |
(b) Ở trang 2 của bản Thông-báo, cuộc dàn-xếp ngoài tòa mang lại hai kết quả sau đây:
(1) "The judgment of the Supreme Court dated 11th September 1931 may be reversed, altered or varied or for further or other relief:"
("Phán-quyết của Tòa Thượng-thẩm (của Hồng Kông) vào ngày 11/08/1931 có thể được đảo ngược lại, thay đổi hay là sửa đổi chút đỉnh hoặc là thêm thắt vào hoặc là giảm khinh")
Câu văn trên có ý nghĩa rất mơ hồ để che đậy những tình tiết éo le bên trong và không muốn thần dân biết các quan đã quyết định cái gì. Chỗ này thì Việt Cộng cũng phạm cái tội giống vậy: những bản báo cáo kết thúc các đại hội đảng đều rập theo một khuôn là nội dung mơ hồ và chung chung.
(2) "The Lords of the Committee in obedience to His late Majesty's said Order in Council have taken the Appeal and humble Petition into consideration and having heard Counsel on behalf of the Appellant who applied for leave to withdraw the Appeal and Counsel for the Respondent agreeing Their Lordships do this day agree humbly to report to Your Majesty as their opinion that leave ought to be granted to withdraw this Appeal without any Order as to costs."
Vì đoạn văn trích-dẫn ở trên có mấy từ-ngữ luật-pháp chuyên-môn của Ăng-Lê, cho nên xin phỏng dịch cho dễ hiểu hơn:
("Những quan tòa trong Ủy-ban Tư-pháp của Privy Council đã cứu-xét việc kháng-cáo và bản trình-bày luận-cứ đính kèm, sau khi nghe trạng-sư của bên Thua-kiện (tức là Tống Văn Sơ) nói rằng thân chủ muốn rút đơn kháng cáo và trạng-sư của bên Thắng-kiện (tức là chánh quyền Hồng Kông) cũng đồng ý như vậy, các quan đồng ý đề đạt với nhà Vua ý kiến của họ là nên cho phép bên Thua rút đơn Kháng-cáo mà không "chặt tiền" bên Thua" ).
Trang 2 của Thông báo của chánh-phủ Anh đăng trên một Công-báo (Gazette). Bản scan của Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc mang số hiệu CO/129/539/079. |
(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Thật ra, bên Thua đã thắng, vì bên Thắng xuống nước và chịu lo cho Tống Văn Sơ an toàn rời Hồng Kông, miễn là bên Thua rút đơn kháng cáo. Trong văn bản chánh thức quan chức chỉ nhấn mạnh tới việc "cho phép rút đơn kháng cáo" và vờ đi việc hai bên đã thỏa thuận ngoài tòa.
E.7 Nguyễn Ái Quốc sống vui và khỏe trong bệnh-viện quân-đội của Hồng-Kông trong suốt năm 1932:
Vào ngày 13/10/1932, người phụ trách guồng máy hành chánh của Hồng Kông, chức vụ chỉ ở dưới quan Toàn-quyền William Peel, tên là Thomas Southorn gởi cho Sir Paul Cunliffe-Lister, Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa, một lá thư riêng có nội dung như sau:
"Sir, I have the honour to acknowledge the receipt of the telegram and despatches noted in the margin, relating to the appeal to the Privy Council by Sung Man-cho alias Nguyen Ai Quoc, and to enquire whether some contribution towards the expenditure involved in these proceedings can be recovered from the French Authorities or, failing that, from Imperial funds.
("Thưa Ngài, tôi được vinh dự thông báo rằng đã nhận điện tín và những công văn ghi chú trong khoảng trống kế bên - có liên quan tới vụ kháng án lên Privy Council bởi Tống Văn Sơ, bí danh là Nguyễn Ái Quốc, và muốn hỏi rằng có thể bắt chánh quyền Pháp chia sớt phí tổn trong vụ án này hay không, hoặc là, trong trường hợp thất bại, có thể lấy từ công-quỹ của Đế-quốc hay không")
Trang 1 của lá thư của Chánh-văn-phòng cùa Toàn-quyền Hồng Kông gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 13/10/1932 |
"Prior to the receipt of these claims the funds of this Colony had already been charged with the payment of $7,500 by way of damages to Nguyen in respect of the detention found by the Court to be invalid by reason of defects in procedure and it is realized that this expenditure, though regrettable, is one for which the Colony must be responsible.
("Trước khi nhận được những giấy đòi tiền này, công quỹ của Thuộc-địa này đã phải chi 7500 đồng cho sự thiệt hại của Nguyễn, vì việc giam giữ bị Tòa-án phán là trái phép (vì những sai lầm trong thủ tục), và cần phải nhận thức rằng việc tốn kém này, mặc dù không nên có, lại là cái mà Thuộc-địa này phải chịu trách nhiệm")
"But the appeal, involving a payment of £250 to the appellants and £391.10.0 to Messrs. Burchells, is, it is submitted, on a very different footing in that it arose solely out of the pressure brought by the French Authorities to secure a course of action which could not enure to the benefit of the Colony.
("Nhưng cuộc kháng cáo - liên quan tới việc trả 250 bảng Anh cho người kháng án và 391 bảng Anh cho Văn phòng luật sư Burchells - xin thưa rằng nằm trên một nền tảng rất khác biệt, vì rằng nó chỉ là kết quả của áp lực của chánh quyền Pháp để sự việc xảy ra theo một chiều hướng không thể mang lại lợi ích gì cho Thuộc-địa").
"It will be recalled that the original intention of this Government as notified in Sir William Peel's telegram No. 142 of 24th July, 1931, was to remove Nguyen from the Colony with all speed and prohibit his return for a period of years and it was not until the receipt of your telegram No. 84 of 7th August, 1931, that steps were taken to compel Nguyen not merely to leave the Colony but to proceed to Indo-China.
("Nhìn lại quá khứ, ý định ban đầu của chánh quyền này, như là đã báo cáo trong điện tín số 142 vào ngày 24/07/1931 của ngài William Peel, là cấp-tốc trục xuất Nguyễn khỏi Thuộc-địa và cấm ảnh trở lại trong vòng nhiều năm, nhưng chưa làm được thì nhận được điện tín số 84 của ngài vào ngày 07/08/1931, rằng không những chỉ bắt buộc Nguyễn rời Thuộc-địa mà còn phải đưa qua Đông-dương")
"It was precisely these steps which led the Colonial Court to grant leave for the appeal to the Privy Council which has resulted in the cancellation of these steps at a cost of nearly £650, apart from the charges (which still continue) for the maintenance of Nguyen until his departure to a destination of his own choosing can be arranged".
("Chính những quyết định này dẫn đến việc tòa án Thuộc-địa cho phép kháng cáo lên Privy Council và sanh ra việc hủy bỏ những quyết định này với sự tốn kém gần 650 bảng Anh, đó là chưa kể tới những sự tốn kém khác (vẫn còn đang tiếp tục) cho việc ăn ở của Nguyễn cho đến khi có thể thu xếp được việc ra đi tới nơi mà ảnh chọn")
Qua câu cuối cùng của lá thư ở trên, độc giả có thể thấy rõ là cho đến ngày lá thư được viết (13/10/1932) Nguyễn Ái Quốc vẫn còn đang sống hùng, sống mạnh trong sự bảo vệ của chánh quyền Hồng Kông, chứ chưa chết nhăn răng như là Huỳnh Tâm và Hồ Tuấn Hùng đã bịa đặt. Lá thư này đang được lưu trữ trong The UK National Archives. Hai bản scan có số hiệu là CO/129/539/046 và CO/129/539/047.
Trang 2 của lá thư của Chánh-văn-phòng cùa Toàn-quyền Hồng Kông gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Anh-quốc vào ngày 13/10/1932 |
Xin xem thêm tiểu sử của Thomas Southorn ở đây:
Thomas Southorn
Thomas Southorn và vợ ở Hồng Kông năm 1935 |
E.8 Lá thư năm trang của quan Toàn-quyền Hồng-Kông xác-nhận lần chót Nguyễn Ái Quốc rời Hồng-Kông là ngày 22/01/1933, chứ không phải 22/01/1932 như Hồ Tuấn Hùng cứ lải-nhải:
E.8(a) Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc vẫn còn lưu-trữ một lá thư 5 trang của quan Toàn-quyền Hồng Kông William Peel (1875-1945) gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa tên Philip Cunliffe-Lister (1884-1972), đề ngày 31/01/1933. Số hồ-sơ từ CO/129/539/032 cho đến CO/129/539/036. Nội-dung lá thư thuật lại việc Peel tổ-chức việc đưa Nguyễn Ái Quốc ra tàu lớn để đi Hạ Môn vào ngày 22/01/1933.
Trang 1 của lá thư của quan Toàn-quyền Hồng-Kông gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 31/01/1933 (sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Hạ Môn). |
Trang 2 của lá thư của quan Toàn-quyền Hồng-Kông gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 31/01/1933 (sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Hạ Môn). |
Ở trang 3 của lá thư, Peel viết:
"At the same time the solicitors were informed that the law would only hold its hand for a further three days. This they claimed was quite inadequate for their object, namely a secret departure northwards and I was considering some further latitude when they decided to take no further responsibility for Nguyen's safety and informed the Government that he would be leaving by the s.s. "Anhui" at 5 p.m. on the 22nd January and called upon me to implement the undertaking given on behalf of this Government at the settlement of the appeal in the words quoted above."
"Cùng một lúc, luật sư (của Nguyễn Ái Quốc) được thông-báo rằng luật-pháp sẽ chỉ làm ngơ trong vòng ba ngày nữa mà thôi. Họ cho rằng khoảng thời-gian này không đủ cho mục-đích của họ, đó là sự khởi-hành bí-mật về phương Bắc, và trong khi tôi còn đang suy-nghĩ có nên cho thêm chút thời-gian hay không, thì họ quyết-định không chịu thêm trách-nhiệm về sự an-toàn của Nguyễn nữa và thông-báo cho chánh-phủ rằng ảnh sẽ ra đi bằng chiếc thương-thuyền An-Huy vào lúc 5 giờ chiều ngày 22/01 (năm 1933) và yêu-cầu tôi thực-thi sự cam-kết nhân danh Chánh-quyền này (vào lúc đạt được thỏa-hiệp để giải-quyết vụ kháng-án) với những điều-kiện đã dẫn-chứng ở trên."
Trang 3 của lá thư của quan Toàn-quyền Hồng-Kông gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 31/01/1933 (sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Hạ Môn). The UK National Archives đánh số CO_129_539_034. Xin chú-ý hàng chữ "5 PM on the 22nd January" trong cái khung màu đỏ ở cuối trang. |
Một trích-đoạn của trang 4 của lá thư của Peel:
"7. I also considered the possibility of asking the Shanghai police not to molest Nguyen on his arrival there but was strongly advised to the contrary as such a step was much more likely to bring the French Authorities there in search of the fugitive than to protect him. Whether the same sources of information as told the French Consul of Nguyen's arrival in Singapore and return therefrom will have been too efficient to be deceived by this final effort I cannot of course say. I fear they may and have thought it desirable to give you full information regarding the issue of this troublesome case, because judging from the attitude of Nguyen's solicitors in the past it seems probale that if he is caught at Shanghai they will renew in London the accusation of breach of faith which they have so freely used here."
("7. Tôi cũng từng cân-nhắc có nên yêu-cầu Cảnh-sát Thượng-Hải đừng làm khó-dễ Nguyễn khi anh ta tới đó, nhưng bị người ta cực-lực phản-đối, rằng làm như vậy sẽ khiến cho nhà cầm-quyền Pháp ở đó (biết và) nhào vô lùng-kiếm người chạy trốn, hơn là bảo-vệ cho ảnh. Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể nói được là nỗ-lực cuối-cùng này có đánh lừa được hay không được những nguồn thông-tin quá hữu-hiệu qua việc thông-báo cho Lãnh-sự Pháp biết sự-việc Nguyễn tới Singapore và từ đó trở lại. Tôi sợ rằng không qua mặt được họ, và nghĩ rằng nên cho ông biết đầy đủ thông-tin về trường-hợp rắc-rối này. Lý do là, cứ phán-đoán dựa theo thái-độ của những luật-sư của Nguyễn trong quá-khứ, thì dường như có khả-năng rằng nếu anh ta bị bắt ở Thượng Hải thì họ sẽ lại tố-cáo ở Luân-Đôn về việc vi-phạm thỏa-ước, hành-động mà họ đã dùng không hạn-chế ở đây.")
Trang 4 của lá thư của quan Toàn-quyền Hồng-Kông gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 31/01/1933 (sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Hạ Môn). |
Trang 5 của lá thư của quan Toàn-quyền Hồng-Kông gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa vào ngày 31/01/1933 (sau khi Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Hạ Môn). |
E.8(b) Lá thư của quan Toàn-quyền là một công văn chính thức của chính phủ Anh. Đó là một bằng-cớ không thể chối-cãi được về việc Nguyễn Ái Quốc rời Hồng-Kông vào buổi chiều tối ngày 22/01/1933. Những tài liệu mà chánh phủ Anh lưu trữ gồm toàn bản gốc của những tài liệu hành chánh, chứ không phải những tài liệu đã bị thầy phù-thủy Hồ Tuấn Hùng sao chép và bóp méo kiểu như trong sách “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”. Lịch-sử cho thấy là Quốc không bao giờ trở lại Hồng-Kông lần nữa.
William Peel, quan Toàn-quyền Hồng Kông (nhiệm kỳ 1930-1935) |
Hình ở trên được lấy ra từ cái video clip trong YouTube sau đây:
"Old Hong Kong - Foundation Stone Laying Ceremony of Po Leung Kuk”
F. Kết-luận
Đến đây, đúng ra chúng ta có thể ném quyển “Hồ Chí Minh sinh-bình khảo” vào Recycle Bin được rồi. Tuy nhiên, nếu những tập hồ-sơ có liên-quan tới Nguyễn Ái Quốc trong Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc đã bị tiêu-hủy hết trong Đệ Nhị Thế-chiến, thì không lẽ người Việt chúng-ta bị gạt hết hay sao? Do đó, chúng ta vẫn cần phải soi-mói vấn-đề từ một góc cạnh khác nữa, để thấy hết những chiêu lường-gạt độc-đáo của dân làm chính-trị người Tàu.
Mỗi dân-tộc thường-thường xuất sắc trong một số thủ-đoạn chính-trị nào đó, mà những dân-tộc khác không làm hoặc không làm hay bằng được. Lối cho một người dựng chuyện, rồi cho nhiều người khác nói hùa vào để biến chuyện giả thành chuyện thật ("lộng 弄 giả 假 thành 成 chân 眞"), trên qui mô lớn, là một lối chơi độc đáo của dân Tàu Cộng-sản.
Thí dụ như trong chiến dịch Cải-cách Ruộng-đất (1953-1956) Tàu Cộng dạy Việt Cộng cách đấu tố. Theo cách đó, luôn luôn phải có một hoặc vài người tố-cáo láo về tội ác của một địa chủ, rồi những người trong toán công tác mới chửi hùa theo. Cách khơi dậy lòng căm thù thường thường theo kiểu sau đây: như khi cần đấu tố một ông thầy giáo thì sẽ có một em (do nữ cán bộ thủ diễn) đứng ra tố cáo thầy đã hiếp dâm em. Còn khi cần đấu tố một địa chủ thì sẽ có một người tá điền (do nam cán-bộ thủ diễn) đứng ra tố cáo ảnh đã bị điền chủ đó bóc lột, v. v... Những người này luôn luôn trà trộn với đám đông, và luôn luôn tỏ ra hung hăng. Do đó, dân chúng sợ hãi và hùa theo. Thế là người địa chủ bị kết án tử hình, mà không có ai dám lên tiếng bênh vực.
Đòn phép của Hồ Tuấn Hùng trong chiến dịch ăn lần mòn cân não của người Việt là theo truyền thống này, và xem ra nhóm người Hẹ của ảnh đã gần đạt được mục đích.
Còn Đức Quốc Xã ngày xưa chủ trương nhồi sọ dân chúng đêm ngày bằng những tin tức láo, nhưng riết rồi dân chúng cũng tin là thật. Thế mới hay! Sau này, tất cả bộ máy tuyên truyền của các quốc gia hay những tổ chức chính trị lớn trên thế giới đều áp dụng tuyệt chiêu này.
Nếu như một anh Tàu khác lại theo "bổn cũ soạn lại", nhưng về một đề tài khác, thì việc người Việt chúng ta mắc hỡm và làm trò cười cho người Tàu sẽ tái diễn một lần nữa. Nếu độc giả Tàu bị gạt, không ai cười họ hết, vì không có lý do gì khiến họ phải bỏ ra nhiều thời giờ để tìm hiểu. Nhưng thật ra Hồ Tuấn Hùng đã gạt được người Tàu nào đâu (xin xem đoạn A.1 trong bài kỳ 1).
Do đó, tốt nhất chúng ta nên tiếp tục "vạch lá tìm sâu" trong sách của Hồ Tuấn Hùng thêm một bận nữa .
(Hết kỳ 2)
Phụ-lục
Hồ Chí Minh gian hùng sử (5) - Kiện tụng
A. Luật sư của hai bên trong vụ án Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông năm 1931 đều cùng một giuộc bá-đạo như nhau
A.1 Trạng-sư của Nguyễn Ái Quốc lẫn của Bộ Thuộc-địa đều thân Cộng:
Theo Dennis Duncanson, trong quyển “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, thì luật sư Francis Loseby được International Red Aid (“Hội Cứu-trợ Đỏ Quốc-tế”) của Quốc tế Cộng sản chi tiền để cãi cho Nguyễn Ái Quốc (trang 92, dòng 2-4), và Denis Pritt cũng vậy (trang 97, dòng 4-6). Còn Stafford Cripps, tuy ăn tiền của Bộ Thuộc-địa, nhưng từ lâu đã có lập trường “thân Cộng” và “bài Thực” (anti-colonialism), kiểu như "ăn cơm Quốc-gia, thờ ma Cộng-sản", và về sau này cả ảnh và Pritt còn bị đảng Lao Động của Anh tống cổ ra khỏi đảng vì đã ủng hộ Stalin (trang 97, dòng 13-15).
Do đó, điều mà Nguyễn Văn Khoan viết về hai trạng-sư đó - với âm mưu qua mặt chánh quyền Hồng Kông để cứu đồng chí Quốc - như là vì "danh dự nghề nghiệp của mình, bảo vệ luật pháp, bảo vệ chính nghĩa" thì quả thật là một sự khôi hài đen.
A.2 Denis Nowell Pritt, trạng-sư của Nguyễn Ái Quốc:
Pritt (1887-1972) chống đối lại Minh-ước Bắc Đại-tây-dương (NATO), vì tổ chức này chống lại Nga. Năm 1954 Pritt được trao giải thưởng “Hòa-bình Thế-giới Stalin”. Nếu Stalin yêu chuộng hòa bình, thì thế gian này không còn ai là người hiếu chiến. Xin xem thêm về Pritt (xem hình 3) ở đây:
“Denis Pritt”
Denis Pritt trong một buổi tiệc ở tòa Sứ quán Liên Xô ở Luân Đôn, năm 1947. |
Hình ở trên được lấy ra từ cái video clip trong YouTube sau đây:
"Around Britain (1947)”
A.3 Stafford Cripps, trạng-sư của Bộ Thuộc-địa:
Tiểu sử của Cripps ở đây:
"Stafford Cripps"
Anh Cripps (1889-1952) còn độc hơn cả Pritt nữa. Năm 1946, trong lúc đang làm Bộ trưởng Bộ Mậu-dịch (President of the Board of Trade) trong chính phủ Lao Động của Anh (trong bối cảnh vừa hết Đệ Nhị Thế Chiến, dân Anh trả ơn Churchill bằng cách đạp ảnh một đạp làm cho mất chức Thủ tướng ), ảnh cấp cho Nga giấy phép mua động cơ phản lực Rolls-Royce của chiến đấu cơ của Anh. Thế là kỹ sư Nga "reverse engineer" (từ sản phẩm mua được, mò ra cách chế tạo nó) từ động cơ đó, và sau đó Mig-15 được sản xuất ào ào với kỹ thuật quân sự tiên tiến của Anh.
Stafford Cripps ở Moscow, năm 1941 (trích từ video clip của British Pathé) |
Hình ở trên được trích ra từ cái video clip trong YouTube sau đây:
"Signing the Anglo-Soviet Agreement”
Tới hồi xảy ra chiến tranh Triều Tiên, Mig-15 bắn rớt một mớ pháo đài bay B-29 của Mỹ, và còn đấu ngang tay với F-86 Sabre của Mỹ, làm cho Mỹ sợ quá sợ, hết dám oanh tạc ban ngày nữa, mà đành phải lén lút oanh tạc ban đêm . Xin xem thêm ở đây:
"MiG Alley"
Trong video clip trong YouTube dưới đây, người upload phim gọi Cripps là tên dân biểu Cộng-sản phản quốc, vì đã bán cho Stalin động cơ máy bay phản lực tối tân vào hạng nhất thế giới, có nghĩa là tặng Stalin khơi khơi kỹ thuật quân sự tối mật của Anh. Khi có người đề nghị gởi một phái đoàn thương mại qua Anh và xin mua động cơ máy bay phản lực, Stalin không tin rằng chuyện đó có thể xảy ra, và hỏi: "What fool will sell us his secrets?" ("Người ngu nào sẽ bán cho chúng ta những bí mật của ảnh?") Trang web "Mikoyan-Gurevich MiG-15" dẫn nguồn thông tin: Gordon, Yefim. Mikoyan-Gurevich MiG-15. Leicester, UK: Midland Publishing, 2001. ISBN 1-85780-105-9; nhưng không có số trang.
"Mig 15: The Gift"
Xin xem thêm thông tin ở đây:
"Mikoyan-Gurevich MiG-15"
B. Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản chơi ép
B.1 Quốc-tế Cộng-sản muốn Nguyễn Ái Quốc trở thành liệt sĩ:
Theo Duncanson, trong cuốn Tự truyện (Autobiography), Volume 1, trang 129, xuất bản vào năm 1965, Denis Pritt nói rằng lúc bấy giờ lập trường của Quốc tế Cộng Sản là:
“The purpose as not being "to win the case," but "to get as much publicity as possible," and above all "to justify politically the defendant's action and the policy and conduct of his party" - that is, the Communist Party.” (“Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, trang 94, dòng 4-8)
(“Mục đích "không phải là thắng kiện", mà chính là “tạo được tiếng vang càng xa càng tốt”, và trên hết là “về mặt chính trị, chứng tỏ được hành động của bị cáo cũng như chánh sách và đường lối của đảng Cộng sản là có chánh nghĩa”)
Trang đầu của quyển Tự truyện "From Right to Left" của Denis Pritt |
Trang 129 của quyển Tự truyện "From right to Left" của Denis Pritt. Hình này và hình trước được scan từ trong sách ra. |
Duncanson, căn cứ vào tài liệu của Sở Mật-thám Pháp, viết như sau
“Very recently, Ho-chi-Minh himself had been reminded by Ruegg (soon to be hoist with his own petard) that the Comintern's wishes were that arrested comrades should not be rescued, but made to go through with imprisonment or execution, for the sake of the opprobrium their martyrdom would cast "on the system" 59
(59 Sûreté, Contribution, Vol. IV, p. 104)
(“Mới đây, chính Hồ Chí Minh được Ruegg nhắc nhở (không lâu sau, anh này cũng bị ‘nổ tan xác bởi trái bom của chính mình’) rằng chủ trương của Quốc-tế Cộng-sản là không nên giải cứu đồng chí bị sa cơ", trái lại cứ để cho họ bị giam cầm hoặc xử tử; mục đích là dùng bản án của họ để làm cho người dân thấy sự xấu xa của chế độ 59")
(59 Sở Mật-thám Pháp, Hồ sơ tên “Contribution”, Bộ 4, trang 104)
Trang 94, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32" |
(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Thành ngữ "hoist with his own petard" bắt nguồn từ vở kịch Hamlet của William Shakespeare, có nghĩa đen là: trái bom của một người vốn dĩ để hại người, nhưng nó lại nổ tung không đúng lúc và thổi bay người chủ của trái bom lên trời. Do đó, câu nói đó đồng nghĩa với thành ngữ của Việt Nam “gậy ông đập lưng ông”. Xin xem thêm ở đây:
"Petard"
(ii) Paul Ruegg thường được biết dưới cái tên Hilaire Noulens.
(iii) Chữ “contribution” có nghĩa là sự đóng góp. Nhưng ở đây là tên một nhóm hồ sơ trong sở Mật-thám. Tên đầy đủ của nhóm hồ sơ đó như sau:
“Gouvernement générale de l'Indochine, Direction des affaires politiques et de Sûreté française, Contribution à l'histoire des mouvements politiques de l'Indochine francaise.” (theo Sophie Quinn-Judge trong “Ho Chi Minh: the missing years 1919-1941”, trang 272, chú thích số 120)
(Tiếng Anh: General Government of Indochina, Directorate of Political Affairs and French Sûreté, Contribution to the history of political movements of the French Indochina)
B.2 Quốc-tế Cộng-sản không cho phép Nguyễn Ái Quốc trốn trại:
Duncanson còn cho biết theo lệnh của Quốc-tế Cộng-sản, Quốc không được đảng cho phép bỏ trốn (“Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, trang 96, dòng 28-29).
Trang 96, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32" |
B.3 Kết luận:
Tuy rằng những luật sư trong cuộc cố gắng hết mình trong việc cứu Nguyễn Ái Quốc để lập thành tích với Quốc-tế Cộng-sản, nhưng nếu không thành công thì Quốc cũng sẽ thành liệt sĩ (martyr) thôi . Nhưng chắc chắn Quốc không muốn vậy. Do đó, có lẽ lúc bấy giờ ở ngoài mặt tuy Quốc lúc nào cũng “hồ-hởi, phấn-khởi” ca tụng đường lối sáng suốt của đảng và nhà nước Liên Xô với đám luật sư, nhưng ở trong bụng ngày đêm chửi rủa 18 đời tổ tông của Stalin, Loseby và Pritt .
(Hết phần Phụ-lục)
Nguyễn Văn Huy
(Đăng vào ngày 30/08/2015. Phần Phụ-lục được thêm vào ngày 10/03/2016. Sửa chữa và thêm mới vào ngày 13/02/2020)
---------------------------------
28/04/2016 (cập-nhật: 03/01/2017)
Nếu độc-giả muốn cho Like, xin nhấn nút Like trước và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.