Kỳ 3 - Hồ Tuấn Hùng biến tiểu-thuyết 'Diaries of Paul Draken' thành tài-liệu lịch-sử để lường-gạt độc-giả


Tóm-tắt nội-dung
(bài gồm hơn 12 ngàn chữ, khoảng 73 trang A4)

Hồ Tuấn Hùng ngụy tạo việc Nguyễn Ái Quốc được thả ra vào đầu năm 1932, đi Singapore rồi bị tống cổ trở lại Hồng Kông và cuối cùng được một điệp viên của Anh-quốc đưa đi Thượng Hải bằng thủy phi cơ vào cuối tháng 01/1932. Để chứng minh những điều dối trá đó là thật, Hồ đã trích dẫn và bóp méo những nguồn thông tin của Lý Gia Trung, Nguyễn Văn Khoan, Sophie Quinn-Judge, William Duiker, và ngay cả nhân vật chính trong truyện tiểu thuyết trinh thám "Nhật ký của Paul Draken" của Diêu Khai Dương cũng được sử dụng như là một nhân chứng lịch sử!



'Nhật-ký của Paul Draken' chẳng qua chỉ là một quyển tiểu-thuyết Diêu Khai Dương sáng-tác. Ảnh không dựa vào lịch-sử mà là ngụy-tạo lịch-sử để truyện tăng thêm phần hấp-dẫn.



Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:

(i) Hình trên: thủy phi cơ “Trân châu Trung Quốc” đón Nguyễn Ái Quốc tại Hong Kong rồi bay đi Thượng Hải. Hình do Diêu Khai Dương chế-tạo.

(ii) Hình dưới, bên trái: Paul Draken, một điệp-viên Anh chỉ có trong trí tưởng-tượng của Diêu Khai Dương.

(iii) Diêu Khai Dương. Hình được trích ra từ website "姚開陽的個人網頁" (Diêu 姚 Khai 開 Dương 陽 đích 的 cá 個 nhân 人 võng 網 hiệt 頁 ) (link đã chết).


Xin độc-giả lưu-ý:
Sau khi nhấn vào một cái link để xem một đoạn văn bên trong bài viết (thí-dụ như "xem phần A.1", "xem phần B.2", v.v...), nếu muốn trở lại chỗ cũ, độc-giả chỉ cần nhấn vào nút "Back" hoặc mũi tên chỉ qua bên trái của browser.


Mục-lục
(Mỗi một câu đều là một cái link, đi tắt tới một phần trong bài viết)











A. Hồ Tuấn Hùng dựa vào đâu để khẳng-định Nguyễn Ái Quốc đã được thả ra vào đầu năm 1932?


A.1 Những sự-kiện lịch-sử đưa ra bởi Hồ Tuấn Hùng:

Trong Thiên 1, B.4, Hồ Tuấn Hùng viết như sau:

A.1(a) “Giáo sư Tưởng Vĩnh Kính trong “Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”, trang 74, cũng giống như Paul Draken trong “Nguyễn Ái Quốc” cùng nói về thời gian Nguyễn Ái Quốc đến Singapore vào đầu năm 1932.”

A.1(b) “Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung, trong “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh”, trang 217 viết khá tối nghĩa: “Thời gian đến Singapore không thấy có ghi chép, chỉ nói thời gian đầu năm 1933 rất vội vàng đến Hạ Môn”.

A.1(c) “Thời gian mà William J. Duiker cũng như Sophie Quinn-Judge ghi chép đều vào ngày 6 tháng Giêng năm 1933 Nguyễn Ái Quốc đến Singapore.

A.1(d) “Như vậy, những ghi chép của các nhà nghiên cứu chia thành hai phe rất không trùng khớp với nhau là "đầu năm 1932""đầu năm 1933"


A.1(e) "Về lý mà nói, các học giả hữu quan đều thống nhất nhận định đầu năm 1932, theo phán quyết của Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc, là đồng ý với đề nghị của luật sư hai bên, trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc, trong thời hạn 21 ngày phải rời khỏi Hương Cảng, vậy thì làm sao có thể trì hoãn đến đầu năm 1933?”

Xin xem bản dịch ở đây:

(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Đoạn (e) ở trên chỉ gồm có một câu với 6 cái dấu phết. Do đó, người đọc sẽ gặp khó khăn ở chỗ không hiểu nhóm chữ nào sẽ bổ túc cho nhóm chữ nào. Kiểm tra với bản tiếng Tàu ở trên web cập nhật vào năm 2013, thì đỡ hơn một chút ở chỗ đoạn văn đã được chia thành hai câu.

(ii) Nguyên văn như sau:

“Y 依 lí 理 thôi 推 luận 論, chuyên 專 gia 家 học 學 giả 者 môn 們 đô 都 cộng 共 đồng 同 nhận 認 định 定1932 niên 年 sơ 初, Anh 英 quốc 國 hoàng 皇 gia 家 Xu 樞 Mật 密 viện 院 khai 開 đình 庭, đồng 同 ý 意 song 雙 phương 方 luật 律 sư 師 đích 的 kiến 建 nghị 議:「 thích 釋 phóng 放 Nguyễn 阮 Ái 愛 Quốc 國, lập 立 khắc 刻 li 離 cảnh 境 Hương 香 Cảng 港。」 đích 的 giải 解 quyết 決 biện 辦 pháp 法。"

(“Theo lẽ mà nói, những chuyên gia học giả đều có nhận định chung rằng: vào đầu năm 1932, Viện Xu-mật của Hoàng-gia Anh mở phiên tòa, đồng ý với kiến nghị của luật sư hai bên: biện pháp giải quyết là “phóng thích Nguyễn Ái Quốc, lập tức ly khai Hương Cảng”)


“Án 按 Hương 香 Cảng 港 pháp 法 luật 律, Nguyễn 阮 Ái 愛 Quốc 國 khôi 恢 phục 復 tự 自 do 由 hậu 後, tất 必 tu 須 tại 在21 thiên 天 nội 內 li 離 khai 開 Hương 香 Cảng 港 đích 的 quy 規 định 定, tái 再 chẩm 怎 ma 麼 tha 拖 duyên 延 dã 也 bất 不 khả 可 năng 能 trì 遲 chí 至1933 niên 年 sơ 初 tài 才 li 離 khai 開 Hương 香 Cảng 港, …”

(“Theo pháp luật của Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc, sau khi được khôi phục sự tự do, phải theo quy định của Hương Cảng là ly khai trong vòng 21 ngày, dù cho kéo dài thời giờ cách nào đi nữa cũng không thể kéo tới đầu năm 1933 mới ly khai Hương Cảng, …”)

(iii) Câu trên phải sửa chữa thêm một chút nữa thì ý nghĩa mới rõ ràng. Về tiếng Việt, xin viết lại như sau đây:

“Theo pháp luật của Hương Cảng, Nguyễn Ái Quốc, sau khi được khôi phục tự do, phải theo quy định của Hương Cảng là ly khai trong vòng 21 ngày. Như vậy, thì dù cho ảnh kéo dài thời giờ cách nào đi nữa cũng không thể kéo tới đầu năm 1933 mới ly khai Hương Cảng, …”

Xin độc giả kiểm tra ở đây:


A.1(f) “Vì thế, nói rằng “có chuyến đi Singapore vào đầu năm 1933” thật sự là vô lý.”

A.1(g) “Và, nếu quả là vào đầu năm 1933, Nguyễn Ái Quốc mới đi Singapore thì rõ ràng mâu thuẫn với phần tiếp sau (thời gian Nguyễn Ái Quốc từ Hạ Môn đến Thượng Hải).”


A.2 Hồ Tuấn Hùng dẫn nguồn:

Trong đoạn B.5 của Thiên 1 của “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”, Hồ Tuấn Hùng liệt kê những nguồn tài liệu sau đây:

(1) William J. Duiker trong “Truyện Hồ Chí Minh”, trang 209.

(2) Sophie Quinn-Judge trong “Những năm tháng Mất tích của Hồ Chí Minh, 1919–1941, trang 195.

(3) Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, trong “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh”, trang 218 (*).


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Thái Văn đã cố ý dịch sai tựa sách. Đó là cuốn “Việt Nam quốc phụ ─ Hồ Chí Minh ”. Quốc phụ là “cha của đất nước” (khái-niệm "cha của dân-tộc" thông-dụng hơn). Lý Gia Trung biên dịch quyển “Nguyễn Ái Quốc và vụ án Hồng Kông năm 1931” của Nguyễn Văn Khoan (đã được đề cập trong bài viết Kỳ 2), rồi đưa vào trong quyển sách “Việt Nam quốc phụ: Hồ Chí Minh”.

(ii) Những chứng-cớ lịch-sử lếu-láo của cặp Lý Gia Trung - Nguyễn Việt Hồng (tức Nguyễn Văn Khoan) đã được mổ-xẻ trong phần D của bài Kỳ 2 ("Nói Nguyễn Ái Quốc chết trong năm 1932 là nói láo - tài liệu lịch sử của The UK National Archives xác minh điều đó").


(4) Paul Draken trong “Nhật ký Long Bảo La”.

(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
Tài liệu ở trên không phải là sách in, mà là sách web. Do đó Hồ Tuấn Hùng không có số trang để mà ghi.


(5) Hồ Tuấn Hùng quên liệt kê nguồn tài liệu Tưởng Vĩnh Kính đã nhắc qua trong đoạn B.4 của Thiên 1. Nhưng chúng ta vẫn đưa cái đó vào trong danh sách của Hồ, và sẽ làm việc với nó sau.



B. Hồ Tuấn Hùng gian dối trong việc trích-dẫn nguồn tài liệu Sophie Quinn-Judge


B.1 Trích dẫn của Hồ Tuấn Hùng:

Ở phần B.5(2) của Thiên 1, Hồ Tuấn Hùng viết như sau :

“Nguyễn Ái Quốc buộc phải trở về Hương Cảng, sau đó bị bắt lại vào ngày 19 tháng Giêng. Toàn quyền Hương Cảng William Peel ra quyết định (không cần biết lý do) bắt giam Nguyễn Ái Quốc (là di dân trái phép) tống giam thời hạn 1 năm theo quy định của luật pháp hiện hành, đồng thời cự tuyệt yêu cầu của lãnh sự Pháp Teyssières. Sau đó Hồ Chí Minh rời khỏi Hương Cảng. Lần nầy Frank Loseby thuyết phục đươc nhà cầm quyền Hương Cảng để ông tự chọn nơi đến. Toàn quyền Peel giải thích bằng công văn, cuối ngày 22 tháng Giêng sẽ sắp xếp cho Hồ Chí Minh lên một chiếc thuyền (không phải của chính phủ Hương Cảng) chở đến chiếc tàu “An Huy Châu Tế” đậu ngoài bến Hương Cảng."


B.2 Nguyên văn của Sophie Quinn-Judge:

B.2(a) Trong phần B.1 ở trên, Hồ Tuấn Hùng có dẫn nguồn “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941” của Quinn-Judge, trang 195, nhưng đã không trích nguyên-văn tiếng Anh ra. Thật ra, Hồ không hề in lại bất cứ nguyên văn nào của ai, và nếu làm vậy thì chắc-chắn sẽ không giở mánh-khóe được. Nguyên-văn đó như sau:


B.2(a)(1) “His departure would finally take place in late January 1933, after one false start. On 27 June 1932 the appeal to the Privy Council was withdrawn, when Ho's lawyers agreed with the counsel for the Hong Kong government on new terms for his deportation. Ho was eventually put on a ship to Singapore, where he arrived on 6 January 1933. The Straits Settlements authorities refused to allow him to remain, however, so he was sent back to Hong Kong where he was re-arrested as he disembarked on 19 January. The Hong Kong governor William Peel decided against imposing the one-year prison term meted out to illegal immigrants; he also refused to inform Teissier of the details of Ho's subsequent departure 21. (Trang 195, dòng 1-11)

(Nguyễn Văn Huy in đậm)

(“Sự ra đi của ảnh cuối cùng xảy ra vào cuối tháng 01/1933, sau một sự trục trặc. Ngày 27/06/1932 đơn kháng án ở Privy Council được rút lại, khi những luật sư của Hồ (Chí Minh) đồng ý với trạng sư của chính phủ Hồng Kông về những điều kiện mới về sự trục xuất. Cuối cùng Hồ được cho lên một chiếc tàu đi Singapore, nơi mà ảnh tới vào ngày 06/01/1933. Tuy nhiên, chính quyền Singapore không chấp nhận cho ảnh ở lại; do đó ảnh bị gởi trả lại Hồng Kông, nơi mà ảnh bị bắt lần nữa khi lên bờ vào ngày 19/01. Quan Toàn-quyền Hồng Kông William Peel quyết định không áp dụng hình phạt một năm tù đối với di dân bất hợp pháp. Ảnh cũng từ chối thông báo cho Teissier về những chi tiết của chuyến đi kế tiếp của Hồ.”


(21 AOM, SPCE 369, Francsulat à Gougal, Hanoi, 22 Jan. 1933” (Trang 289, chú thích số 21)


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Teissier: René Soulange-Teissier, viên Lãnh sự của Pháp ở Hồng Kông. Xin kiểm tra ở “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941”, trang 194, dòng 30. Ngoài ra, bài viết sau đây cũng cho biết thêm một số chi tiết về nhân vật này:

“1935, le consulat fête le jubilé du roi George”

(ii) Francsulat: trong Internet không thấy ai dùng chữ này, do đó có lẽ đây là một chữ viết tắt cho chữ Consulate de France,. Như vậy, tòa lãnh sự của Pháp ở Hồng Kông đã gởi điện tín cho Gougal.

(iii) Gougal = Gouvernement Général de l’Indochine: Phủ Toàn-quyền Đông-dương.

Còn Gouverneur-général de l'Indochine là quan Toàn-quyền Đông-dương. Xin đọc thêm ở đây:

"Toàn quyền Đông Dương"


B.2(a)(2) “Loseby this time convinced the authorities to play a more active role in implementing their undertaking to help Ho depart for a destination of his choice. As Peel himself explained in his dispatch, he arranged for Ho to be taken by a “non-government launch” to SS Anhui lying at a berth outside the Hong Kong harbour late on 22 January22.” (Trang 195, dòng 11-16)


(22 PRO, CO 129/539/2, pp. 3-4, letter of 31 January, 1933 from Governor Peel to Sir P. Cunliffe-Lister)

("Lần này Loseby thuyết phục nhà cầm quyền đóng một vai trò tích cực hơn nữa trong việc thực hiện sự cam kết của họ giúp Hồ (Chí Minh) ra đi đến xứ mà ảnh lựa chọn. Theo như sự giải thích của Peel trong thông tư, anh ta đã sắp đặt một chiếc ca-nô dân sự đưa Hồ ra tàu An Huy đang đậu ngoài khơi cảng Hồng Kông vào buổi tối ngày 22/01 22.”

(22 PRO, CO 129/539/2, trang 3-4, lá thư đề ngày 31/01/1933 của quan Toàn-quyền Peel gởi cho Sir P. Cunliffe-Lister



Trang 195 Missing years 200dpi.jpg
Trang 195 của "Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941"



(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Trong phần Bibliography, trang 299, Quinn-Judge giải thích:

PRO: Public Records Office (Sở Lưu trữ Hồ sơ công chúng) ở Luân Đôn.

CO: Colonial Office (Bộ Thuộc địa của Anh)

(ii) Xin xem thêm chi tiết ở đây:

“Public Record Office”


“Colonial Office”


B.2(b) Qua chú thích số 21 của Quinn-Judge, chúng ta biết được tòa Lãnh sự của Pháp ở Hồng Kông có báo cáo với phủ Toàn-quyền Đông-dương về việc ra đi của Nguyễn Ái Quốc vào tháng 01/1933.

Qua chú thích số 22, chúng ta biết được quan Toàn-quyền Hồng Kông có báo cáo với Bộ trưởng Bộ Thuộc địa của Anh về sự việc "Quốc đi rồi Quốc lại về" làm cho ảnh lâm vào cảnh khó xử.

Xin độc giả xem toàn bộ bản scan từ trang 1 đến trang 5 của lá thư đề ngày 31/01/1933 của quan Toàn-quyền Peel gởi cho Sir P. Cunliffe-Lister ở phần E.8(a) của bài Kỳ 2. Còn ở phần D.3 ở dưới chỉ trích đăng trang 1 trang 4 của lá thư mà thôi.


B.3 Bảng đối chiếu giữa nguyên văn của Sophie Quinn-Judge và trích đoạn của Hồ Tuấn Hùng:


A “Ho Chi Minh: the missing years, 1919-1941”, trang 195
B “Hồ Chí Minh sinh bình khảo”, Thiên 1, B.4
1
Ngày 27/06/1932 đơn kháng án ở Privy Council được rút lại, khi những luật sư của Hồ (Chí Minh) đồng ý với trạng sư của chính phủ Hồng Kông về những điều kiện mới về sự trục xuất. Cuối cùng Hồ được cho lên một chiếc tàu đi Singapore, nơi mà ảnh tới vào ngày 06/01/1933.”
"Về lý mà nói, các học giả hữu quan đều thống nhất nhận định đầu năm 1932, theo phán quyết của Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc, là đồng ý với đề nghị của luật sư hai bên, trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc, trong thời hạn 21 ngày phải rời khỏi Hương Cảng, vậy thì làm sao có thể trì hoãn đến đầu năm 1933?”
B (“Hồ Chí Minh sinh bình khảo”, Thiên 1, B.5(2))
2
“Tuy nhiên, chính quyền Singapore không chấp nhận cho ảnh ở lại; do đó ảnh bị gởi trả lại Hồng Kông, nơi mà ảnh bị bắt lần nữa khi lên bờ vào ngày 19/01.”
“Nguyễn Ái Quốc buộc phải trở về Hương Cảng, sau đó bị bắt lại vào ngày 19 tháng Giêng.
3
“Quan Toàn-quyền Hồng Kông William Peel quyết định không áp dụng hình phạt một năm tù đồi với di dân bất hợp pháp. Ảnh cũng từ chối thông báo cho Teissier về những chi tiết của chuyến đi kế tiếp của Hồ.
“Toàn quyền Hương Cảng William Peel ra quyết định (không cần biết lý do) bắt giam Nguyễn Ái Quốc (là di dân trái phép) tống giam thời hạn 1 năm theo quy định của luật pháp hiện hành, đồng thời cự tuyệt yêu cầu của lãnh sự Pháp Teyssières.
4
“Sau đó Hồ Chí Minh rời khỏi Hương Cảng.”
5
“Lần này Loseby thuyết phục nhà cầm quyền đóng một vai trò tích cực hơn nữa trong việc thực hiện sự cam kết của họ giúp Hồ (Chí Minh) ra đi đến xứ ảnh lựa chọn.
“Lần nầy Frank Loseby thuyết phục đươc nhà cầm quyền Hương Cảng để ông tự chọn nơi đến.
6
“Theo như sự giải thích của Peel trong thông tư, anh ta đã sắp đặt một chiếc ca-nô dân sự đưa Hồ ra tàu An Huy đang đậu ngoài khơi cảng Hồng Kông vào buổi tối ngày 22/01.”
“Toàn quyền Peel giải thích bằng công văn, cuối ngày 22 tháng Giêng sẽ sắp xếp cho Hồ Chí Minh lên một chiếc thuyền (không phải của chính phủ Hương Cảng) chở đến chiếc tàu “An Huy Châu Tế” đậu ngoài bến Hương Cảng."



B.4 Hồ Tuấn Hùng cắt đầu những chứng cớ của Sophie Quinn-Judge:

B.4(a) Hồ Tuấn Hùng có ý đồ trong việc không trích dẫn đoạn văn ở trong ô 1 của cột A, vì trong đó có ghi số 1933, và thay thế bằng đoạn văn (mà ảnh tự nói bừa, không có chứng minh) trong ô 1 của cột B. Những ô còn lại của cột A hoàn toàn không có số đó. Do đó, độc giả sẽ dễ dàng tin rằng tất cả những tình tiết ở trong cột B đều xảy ra ở trong năm 1932.

B.4(b) Hồ Tuấn Hùng cứ tùy tiện sửa-chữa lời-lẽ, câu-cú của Quinn-Judge rồi bỏ vào trong miệng của chỉ. Thí dụ như ở ô số 4 Hồ viết như sau:

“Sau đó Hồ Chí Minh rời khỏi Hương Cảng.”

Đối chiếu với nguyên tác, hiển nhiên là không có câu đó. Những chữ này hoàn toàn do Hồ Tuấn Hùng tự chế ra.

B.4(c) Hồ Tuấn Hùng đã rất là xảo trá khi nói những lời sau đây ở Thiên 1, B.4:

“Về lý mà nói, các học giả hữu quan (*) đều thống nhất nhận định đầu năm 1932, theo phán quyết của Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc, là đồng ý với đề nghị của luật sư hai bên, trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc, trong thời hạn 21 ngày phải rời khỏi Hương Cảng, vậy thì làm sao có thể trì hoãn đến đầu năm 1933?”


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
“Học giả hữu quan” đây là gồm có cả chị Quinn-Judge.


B.4(d) Và những lời sau đây ở Thiên 1, B.5:

Đầu năm 1932 Nguyễn Ái Quốc đi Singapore, như vậy, thời gian từ Singapore trở lại Hương Cảng cũng trong tháng Giêng năm 1932, không thể nào kéo mãi sang năm 1933."

trước khi dẫn chứng những đoạn văn không có ghi năm ở trong trang 195 của sách của Quinn-Judge.


B.5 Bệnh điên của Hồ Tuấn Hùng tái-phát:

B.5(a) Điều này được thể hiện qua sự mâu thuẫn giữa hai lời nói của Hồ Tuấn Hùng:

B.5(a)(1) Quinn-Judge và Duiker cho rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào ngày 06/01/1933. (Xem phần A.1(c) ở trên)

B.5(a)(2) “Học giả hữu quan” (gồm có Quinn-Judge) cho rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào tháng 01/1932. (Xem phần A.1(e) ở trên)

B.5(b) Sau đây là lời khuyên chân thành của Nguyễn Văn Huy dành cho Hồ Tuấn Hùng:

(1) Nếu muốn trích dẫn lời của Quinn-Judge để chứng thực cái gọi là “Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào tháng 01/1932”, thì đừng bao giờ đề cập tới việc Quinn-Judge nói rằng Quốc đi Singapore vào 01/1933.

(2) Nếu đề cập tới việc Quinn-Judge nói rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào 01/1933, thì phải cố gắng chứng minh cho có lý rằng chị ta sai. Còn như không có khả năng chứng minh chị ta sai, thì đừng nhắc tới là xong.

(3) Viết hai đoạn văn “chửi cha nhau” với tất cả sự nghiêm túc sẽ làm cho người khác cho rằng mình là thằng khùng .



C. Nguồn thông tin của William Duiker cũng bị Hồ Tuấn Hùng bóp méo


C.1 Trích dẫn của Hồ Tuấn Hùng:

Sau đây là đoạn văn ở trong B.5 (Thiên 1) mà Hồ Tuấn Hùng nói rằng trích từ sách của Duiker ra:

“Sau khi Nguyễn Ái Quốc bị buộc quay trở lại, nhà cầm quyền Hương Cảng không thèm để ý đến bản chất sự việc, mà cho rằng ông ta xuất cảnh trái phép, chẳng quan tâm đến kháng nghị của cảnh sát địa phương, tuy nhiên, ngày 22 tháng Giêng năm 1932, lại phóng thích ông, đồng thời ra lệnh trong vòng ba ngày phải rời khỏi Hương Cảng. Vợ chồng luật sư Frank Loseby lần nầy lại sắp xếp cho Nguyễn Ái Quốc ở một nơi bí mật, sau đó tìm cách để ông rời khỏi Hương Cảng. Kế hoạch được đặt ra là, Nguyễn Ái Quốc sẽ ra đi bằng tàu thủy đến Hạ Môn vào ngày 25 tháng Giêng trong vai một nhân viên phiên dịch. Để tránh con mắt lực lượng bảo an Pháp, Nguyễn Ái Quốc đợi trời tối, được cảnh sát mặc thường phục hộ tống xuống thuyền, rồi lại dùng xuồng máy của chính phủ Hương Cảng đưa ra ngoài eo biển Lý Ngư là nơi tàu đậu đón khách.”


C.2 Nguyên văn của William Duiker:

Ở trên, Hồ Tuấn Hùng có trích dẫn một đoạn văn từ trang 209 của quyển “Ho Chi Minh: a life” của Duiker, nhưng không hề in nguyên văn ra. Sau đây là nguyên văn tiếng Anh:


C.2(a) “On his arrival in Singapore on January 6, 1933, he was immediately seized by immigration officials and sent back to Hong Kong on the s.s. Ho Sang. Disembarking at Hong Kong, he was recognized and detained on the grounds that he had arrived without proper papers. The authorities decided to ignore his technical breach of the departure order, however, and—despite the protests of local police officials—set him free again on January 22, with orders to be out of the colony within three days. (Trang 209, dòng 12-19)

(“Khi tới Singapore vào ngày 06/01/1933, ngay lập tức ảnh bị nhân viên di trú bắt và gởi lại Hồng Kông bằng tàu S.S. Ho Sang. Lên bờ ở Hồng Kông, ảnh bị nhận diện và bị bắt giữ với lý do là việc nhập cảnh không có giấy tờ đúng đắn. Tuy nhiên, chính quyền quyết định lờ đi việc ra đi không đúng thủ tục, và dù cho cảnh sát phản đối, thả tự do cho ảnh lần nữa vào ngày 22/01, với cái lệnh phải ra khỏi thuộc địa trong vòng 3 ngày.”)

C.2(b) “The Losebys arranged a clandestine residence for him, this time in the New Territories, while seeking an alternative route out of the colony. They found passage for him, accompanied by an interpreter, on a Chinese ship scheduled to leave for Xiamen on the twenty-fifth. To avoid the prying eyes of the French security services, Quoc was escorted after dark to the docks by plainclothesmen. From there a motor launch hired by the government took him out to Lei Yue Mun Strait, just outside the harbor, where the ship was waiting for him 15. (Trang 209)


(“Gia đình Loseby sắp xếp một chỗ ở kín đáo cho ảnh, lần này ở Tân 新 Giới 界, trong khi tìm kiếm một ngõ khác ra khỏi thuộc địa. Họ tìm được cho Hồ một chỗ trên một chiếc tàu Trung-Hoa, theo thời biểu, đi Hạ 廈 Môn 門 vào ngày 25, và cho một người thông dịch đi kèm. Để tránh những đôi mắt cú vọ của Mật-thám Pháp, Quốc được cảnh sát mặc thường phục hộ tống ra bến tàu vào ban đêm. Từ đó, có một cái xuồng máy thuê bởi chính quyền chở ảnh tới eo biển Lý 鯉 Ngư 魚 Môn 門 (lý-ngư là cá chép), ở sát bên ngoài hải cảng, nơi tàu biển đang đợi ảnh 15.”

(15 The decision to release Nguyen Ai Quoc for political reasons angered some British police officials in Hong Kong and Singapore, who argued that it would make it more difficult to maintain public security throughout the region. See Note sur Nguyen Ai Quoc, signé Tessier, February 12, 1933, in dossier labeled “Hong Kong,” and Handwritten note, signed Ballereau, on a copy of Consul de France à Singapour “Ballereau,” GouGen Indochine, no. 16, March 14, 1933, in dossier labeled “Singapore,” in SPCE, Carton 369, CAOM. Mrs. Loseby described her own role in these events in an article printed in the New York Times, September 14, 1969. Also see Duncanson, “Ho Chi Minh in Hong Kong,” p. 99.)

(“Quyết định phóng thích Nguyễn Ái Quốc vì lý do chính trị đã khiến cho nhiều sĩ quan cảnh sát Anh ở Hồng Kông và Singapore nổi giận, vì họ lý luận rằng điều đó sẽ làm cho việc trị an trong vùng khó khăn hơn. Xem chú thích về Nguyễn Ái Quốc, ký tên Tessier vào ngày 12/02/1933, trong tập hồ sơ tên “Hồng Kông”, và một tờ chú thích viết tay, ký tên Ballereau, về một bản sao của “Consul de France à Singapour” (“Lãnh sự Pháp ở Singapore”) “Ballereau,” GouGen Indochine, số 16, 14/03/1933, trong một tập hồ sơ tên “Singapore”, trong SPCE, Carton 369, CAOM. Bà vợ của Loseby có mô tả vai trò của chính bà ta trong những biến cố này, trong một bài viết ở trong báo New York Times, vào ngày 14/09/1969. Xin xem “Ho Chi Minh in Hong Kong”, trang 99.) (*)



Trang 209 'Ho Chi Minh a life' .jpg
Trang 209, quyển "Ho Chi Minh: a life", của William Duiker




(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Duiker đánh máy sai. Đúng ra là Teisser. Xin xem chú thích ở đoạn F.1(a)(i).

(ii) GouGen: Gouverneur-général de l'Indochine (quan Toàn-quyền Đông-dương), trong khi đó Quinn-Judge dùng chữ Gougal. Xin xem chú thích ở F.1(a)(iii).)


C.3 Bảng đối chiếu giữa nguyên tác của William Duiker và trích đoạn của Hồ Tuấn Hùng:


A (“Ho Chi Minh: a life”, trang 209)
B (”Hồ Chí Minh sinh bình khảo”, Thiên 1, B.4)
1
“Khi tới Singapore vào ngày 06-01-1933, ngay lập tức ảnh bị nhân viên di trú bắt và gởi lại Hồng Kông bằng tàu chạy bằng hơi nước Hồ Sang.
"Về lý mà nói, các học giả hữu quan đều thống nhất nhận định đầu năm 1932, theo phán quyết của Viện khu Mật Hoàng gia Anh Quốc, là đồng ý với đề nghị của luật sư hai bên, trả lại tự do cho Nguyễn Ái Quốc, trong thời hạn 21 ngày phải rời khỏi Hương Cảng, vậy thì làm sao có thể trì hoãn đến đầu năm 1933?”
B (”Hồ Chí Minh sinh bình khảo”, Thiên 1, B.5)
2
“Lên bờ ở Hồng Kông, ảnh bị nhận diện và bị bắt giữ với lý do là việc nhập cảnh không có giấy tờ hợp lê. Tuy nhiên, chính quyền quyết định lờ đi việc ra đi không đúng thủ tục, và dù cho cảnh sát phản đối,
“Sau khi Nguyễn Ái Quốc bị buộc quay trở lại, nhà cầm quyền Hương Cảng không thèm để ý đến bản chất sự việc, mà cho rằng ông ta xuất cảnh trái phép, chẳng quan tâm đến kháng nghị của cảnh sát địa phương,
3
“thả tự do cho ảnh lần nữa vào ngày 22/01, với cái lệnh phải ra khỏi thuộc địa trong vòng 3 ngày.
“tuy nhiên, ngày 22 tháng Giêng năm 1932, lại phóng thích ông, đồng thời ra lệnh trong vòng ba ngày phải rời khỏi Hương Cảng.
4
“Gia đình Loseby sắp xếp một chỗ ở kín đáo cho ảnh, lần này ở Tân Giới , trong khi tìm kiếm một ngõ khác ra khỏi thuộc địa.
“Vợ chồng luật sư Frank Loseby lần nầy lại sắp xếp cho Nguyễn Ái Quốc ở một nơi bí mật, sau đó tìm cách để ông rời khỏi Hương Cảng.
5
“Họ tìm được cho Hồ một chỗ trên một chiếc tàu Trung-Hoa, theo thời biểu, đi Hạ 廈 Môn 門 vào ngày 25, và cho một người thông dịch đi kèm.
“Kế hoạch được đặt ra là, Nguyễn Ái Quốc sẽ ra đi bằng tàu thủy đến Hạ Môn vào ngày 25 tháng Giêng trong vai một nhân viên phiên dịch.
6
“Để tránh những đôi mắt cú vọ của Mật-thám Pháp, Quốc được cảnh sát mặc thường phục hộ tống ra bến tàu vào ban đêm. Từ đó, có một cái xuồng máy thuê bởi chính quyền chở ảnh tới eo biển Lý 鯉 Ngư 魚 Môn 門, ở sát bên ngoài hải cảng, nơi tàu biển đang đợi ảnh.”
“Để tránh con mắt lực lượng bảo an Pháp, Nguyễn Ái Quốc đợi trời tối, được cảnh sát mặc thường phục hộ tống xuống thuyền, rồi lại dùng xuồng máy của chính phủ Hương Cảng đưa ra ngoài eo biển Lý Ngư là nơi tàu đậu đón khách.



C.4 Hồ Tuấn Hùng không những cắt đầu mà lại còn bóp méo những chứng cớ của William Duiker:

C.4(a) Hồ Tuấn Hùng cố ý không trích đoạn văn trong ô 1 của cột A, vì trong đó có ghi số năm 1933. Phần còn lại của cột A hoàn toàn không có số đó.

C.4(b) Ở ô 3 cột B, Hồ Tuấn Hùng đã tùy tiện thêm số năm 1932 vào số ngày 22/01 để lường gạt độc giả. Ngoài ra, Hồ còn tùy tiện sửa chữa lời lẽ câu cú của Duiker rồi bỏ vào trong miệng của ảnh.

Thí dụ như Hồ Tuấn Hùng bắt đầu ô 2 như sau:
“Sau khi Nguyễn Ái Quốc bị buộc quay trở lại …”
Những chữ này hoàn toàn do Hồ Tuấn Hùng tự chế ra.


C.5 Bệnh điên của Hồ Tuấn Hùng tái-phát:

C.5(a) Điều này được thể hiện qua sự mâu thuẫn giữa hai lời nói của Hồ Tuấn Hùng:

(1) “Thời gian mà William J. Duiker cũng như Sophie Quinn-Judge ghi chép đều vào ngày 6 tháng Giêng năm 1933 Nguyễn Ái Quốc đến Singapore. (Xem phần A.1(c) ở trên)

(2) “Học giả hữu quan” Duiker cho rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào tháng 01/1932. (Xem phần A.1(e) ở trên)

C.5(b) Sau đây là lời khuyên chân thành thứ hai của Nguyễn Văn Huy dành cho Hồ Tuấn Hùng:

(1) Nếu muốn trích dẫn lời của Duiker để chứng thực cái gọi là “Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào tháng 01/1932, thì đừng bao giờ đề cập tới việc Duiker nói rằng Quốc đi Singapore vào 01/1933.

(2) Nếu đề cập tới việc Duiker nói rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào 01/1933, thì phải cố gắng chứng minh cho có lý rằng anh ta sai. Còn như không có khả năng chứng minh anh ta sai, thì đừng nhắc tới là xong.

(3) Viết bốn đoạn văn “chửi cha nhau” (Nguyễn Văn Huy đã gồm luôn hai đoạn liên quan tới Quinn-Judge) với tất cả sự nghiêm túc sẽ làm cho người khác cho rằng mình là thằng đại khùng(=cuồng) (Nguyễn Văn Huy viết bằng tiếng Tàu để Hồ Tuấn Hùng hiểu ).



D. Nguồn thông tin Dennis Duncanson về chuyến đi Singapore của Nguyễn Ái Quốc


D.1 Thông tin của Dennis Duncanson không rẻ:

Trong Thiên 1, Hồ Tuấn Hùng có nhắc tới bài “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32” nhiều lần, nhưng chỉ mượn cái tên để tạo ấn tượng trong trí độc giả rằng ảnh đã tham khảo rồi và thấy đúng như ảnh đã trình bày, chứ tuyệt đối không trích dẫn gì hết. Bài đó do Dennis J. Duncanson viết, đăng trong tạp chí “China Quaterly” số 57 (tháng 1-3, năm 1974, trang 84-100), do Cambridge University Press xuất bản. Muốn có 16 trang bài này, độc giả phải trả 13 đô Mỹ cho website sau đây:

Mới đầu, Nguyễn Văn Huy nguyền rủa JSTOR là một lũ ăn cướp, nỡ lòng nào ăn gần 1 đô cho 1 trang PDF . Nhưng sau khi đọc hết, mới công nhận rằng 16 trang này thật sự đáng đồng tiền, bát gạo. Nó có giá trị hơn 700 trang của quyển “Ho Chi Minh: a life” của William Duiker rất nhiều. Trong khi Duiker ngưỡng mộ Nguyễn Ái Quốc một cách mù quáng, thì Duncanson đã chỉ ra được bản chất gian hùng của Quốc. Như vậy, trình độ hiểu biết về chính trị của cả hai cách nhau xa lắm.


D.2 Nguyên văn của Dennis Duncanson về chuyến đi Singapore của Nguyễn Ái Quốc:

Sau đây là những đoạn văn trích từ sách của Duncanson với những chi tiết có quan hệ với việc Nguyễn Ái Quốc rời Hồng Kông đi Singapore:


D.2(a) “The Governor, though willing to help dissemble his movements from the French Consulate-General "and whoever keeps them posted," finally tired of the procrastination and the hospital bills. Ho-chi-Minh was taken from the hospital in his disguise after dark on 28 December 1932, set free in the street, with orders to be gone within 21 days. Though mistrustful of the Loseby's servants, Ho took meals at their house, but he preferred to lodge at the Chinese YMCA; his anxiety is as likely to have been over KMT agents, after his work at Canton in 1925-27, as over French ones.” (Trang 99, dòng 17-25)

(“Quan Toàn-quyền mặc dù muốn giúp Nguyễn Ái Quốc thoát khỏi sự theo dõi của Tổng Lãnh-sự Pháp và "bất cứ ai chỉ điểm", nhưng cuối cùng cũng mệt mỏi với sự trì hoãn và chi phí bệnh viện. Vào ngày 28/12/1932, sau khi trời tối, Hồ Chí Minh, trong lớp ngụy trang, được đưa ra khỏi bệnh  viện, được thả cho tự do, với cái lệnh phải biến đi trong vòng 21 ngày. Hồ vẫn ăn cơm với vợ chồng Loseby, mặc dù ảnh không tin tưởng những người làm công trong nhà của họ. Nhưng ảnh thích cư ngụ ở khu YMCA của Tàu hơn. Nỗi lo lắng của ảnh có thể là về đặc vụ của Quốc-Dân đảng, sau việc làm của ảnh ở Quảng Châu trong những năm 1925-1927, và về Mật-thám Pháp”)

(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Chinese YMCA: hội Thanh-niên Thiên-chúa-giáo Tàu, ở Cửu Long. Tên gọi là Trung 中 quốc 國 Thiên 天 chúa 主 giáo 教 Thanh 青 niên 年 hội 會 Kí 寄 túc 宿 xá 舍. Xin độc giả xem thêm thông tin ở đây:


(ii) Việc làm ở Quảng Châu trong những năm 1925-1927: đó là việc bán đứng Phan Bội Châu năm 1925. Xin xem một bài của Nguyễn Văn Huy về riêng vấn đề này:

"Hồ Chí Minh gian hùng sử: bán người"


D.2(b) “The banishee's first move was to Singapore, possibly to find a ship for Vladivostok; what went wrong on this mysterious voyage cannot be explained by either Mr Dickinson, Mrs Loseby or Mr Lung.

(“Việc làm đầu tiên của người bị trục xuất là đi Singapore, có lẽ để tìm tàu đi Vladivostok. Điều sai lầm gì đã xảy ra trong chuyến đi bí mật này, ông Dickinson hoặc bà Loseby hoặc ông Long đều không giải thích được”) (*)


(*) Chú thích của Nguyễn Văn Huy:
(i) Điều này không khó hiểu lắm đâu. Nguyễn Văn Huy đã giải-thích ở phần B "Nguyễn Ái Quốc bị Quốc-tế Cộng-sản chơi ép", của bài "Hồ Chí Minh gian hùng sử (5) - Kiện tụng", của blog Nguyễn Văn Huy.

Sau khi được phóng thích rồi, đến lúc Nguyễn Ái Quốc phải xa chạy cao bay. Làm sao Quốc tin rằng Loseby sẽ không bán đứng ảnh cho Pháp - bằng cách mật báo cho Pháp biết chuyến tàu mà ảnh sắp đáp? Sau khi cãi cho Quốc được tự do rồi, Loseby đã có tiếng và cũng đã có tiền rủng rỉnh trong túi rồi (do International Red Aid trả cho); nhưng ai cấm ảnh đừng bán Quốc cho Pháp để có thêm tiền? Quốc đã từng bán Phan Bội Châu, thì ảnh cũng biết rằng người khác cũng bán ảnh được. Do đó, ảnh đã lén lút vượt biên qua Singapore, mà cố gắng dấu không cho Loseby biết.

Cái tâm lý sợ hãi việc bị gậy ông đập lưng ông cũng đã xảy ra cho Việt Cộng sau này. Sau khi đánh úp miền Nam vào mùng một Tết Mậu Thân 1968 (lợi dụng tiếng súng và tiếng pháo vào ngày Tết lẫn lộn nhau để tạo được những cuộc tấn công bất ngờ, và nhất là chính mấy ảnh đã ra thông báo trên đài phát thanh vào ngày 15/12/1967, trong đó đề nghị hưu chiến trong bảy ngày Tết với Việt Nam Cộng Hòa), Việt Cộng cũng tự đâm ra sợ hãi cái chiêu vừa độc vừa hèn của chính mình. Do đó, sau khi chiếm được miền Nam mấy ảnh cấm đốt pháo vào những dịp Tết để được ăn no, ngủ yên.

(ii) Ông Long: thư ký người Tàu của Loseby. Duncanson đã phỏng vấn bà vợ của Loseby (sau khi Loseby đã chết), ông Long, và viên sĩ quan Cảnh-sàt Đặc-biệt Dickinson của Singapore để có tài liệu viết bài. Xin kiểm tra với quyển “Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32”, trang 85, dòng 15-19)


D.2(c) “Whatever it was, he was recognized by Hong Kong immigration officials whilst disembarking again from the s.s. Ho Sang ex-Singapore on 21 January 1933. He was rearrested, but released again next morning on Peel's personal instructions, so that Loseby could hide him in the countryside 79. (Trang 99, dòng 28-3)

(79 Governor's despatch and Mrs Loseby's interview with Reuter)

(“Dù gì đi nữa, ảnh vẫn bị nhân viên di trú của Hồng Kông nhận diện, khi ảnh rời tàu chạy bằng hơi nước Ho Sang (đến từ Singapore) lên bờ vào ngày 21/01/1933. Ảnh bị bắt lần nữa, nhưng lại được phóng thích vào sáng hôm sau theo chỉ thị riêng của Peel để cho Loseby có thể dấu ảnh ở vùng quê 79”)

(79“Thông tư của Thống-đốc và cuộc phỏng vấn của Reuter với bà vợ của Loseby")



Trang 99 Hồ Chí Minh ở Hồng Kông, 1931-32.jpg
Trang 99, "Ho Chi Minh in Hong Kong, 1931-32", của Dennis Duncanson



D.3 Những chi-tiết về ngày tháng do Duncanson đưa ra được bảo-kê bởi Thư-khố Quốc-gia Anh-quốc:

D.3(a) Trong chú-thích số 22 của phần B.2(a)(2) (trích-dẫn trang 195 của sách của Quinn-Judge), và trong chú-thích số 79 của phần D.2(c) ở trên, thông-tư của quan Toàn-quyền chính là lá thư năm trang mà quan Toàn-quyền Hồng Kông Peel gởi cho Bộ trưởng Bộ Thuộc-địa Cunliffe-Lister, đề ngày 31/01/1933. Lá thư này đã được đăng đầy-đủ ở phần E.8 của bài Kỳ 2 ("Nói Nguyễn Ái Quốc chết trong năm 1932 là nói láo - tài liệu lịch sử của The UK National Archives xác minh điều đó").



Trang 1 Letter from Peel with highlight - CO_129_539_035.jpg
Trang 1 của lá thư của quan Toàn-quyền Peel gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Cunliffe-Lister, đề ngày 31/01/1933



D.3(b) Tuy Nguyễn Ái Quốc lủi như chuột và có thể qua được cặp mắt của Francis Loseby, nhưng không thể qua được những cặp mắt của "nhân dân" , do đó Quốc vừa mới chân ướt chân ráo tới Singapore đã bị Cảnh-sát Singapore chụp cổ và "đạp cho một đạp" trở về Hồng Kông . Chi-tiết đó có thể được tìm thấy trong trang 04 của lá thư của Peel gởi cho Cunliffe-Lister (số hồ-sơ là CO/129/539/035) dưới đây:

"Whether the same sources of information as told the French Consul of Nguyen's arrival in Singapore and return therefrom will have been too efficient to be deceived by this final effort I cannot of course say."

("Lẽ dĩ nhiên, tôi không thể nói được là nỗ-lực cuối-cùng này có đánh lừa được hay không được những nguồn thông-tin quá hữu-hiệu qua việc thông-báo cho Lãnh-sự Pháp biết sự-việc Nguyễn tới Singapore và từ đó trở lại.")



Trang 4 Letter from Peel with highlight - CO_129_539_035.jpg
Trang 4 của lá thư của quan Toàn-quyền Peel gởi cho Bộ-trưởng Bộ Thuộc-địa Cunliffe-Lister, đề ngày 31/01/1933.



D.4 Kết-luận:

Tất cả ngày tháng của những biến cố xảy ra cho Quốc trong trang 97 đã được Duncanson xác định qua tài liệu của chính phủ Anh và những cuộc phỏng vấn với những người trong cuộc. Sau khi so sánh với những ngày tháng của Hồ Tuấn Hùng đưa ra trong "Hồ Chí Minh sinh bình khảo", Thiên 1, B.4 và B.5, thì hiển nhiên Hồ đã nói láo.

Độc-giả có thể download các tài-liệu của The UK National Archives từ những cái link ở cuối trang chính (Home) của blog này. Xin bấm vào cái link dưới đây:

Downloads



E. Sự lếu-láo của nguồn thông-tin Tưởng Vĩnh Kính


E.1 Tưởng Vĩnh Kính xác-nhận Nguyễn Ái Quốc đã đi Singapore vào đầu năm 1932:

E.1(a) Hồ Tuấn Hùng trong Thiên 1, phần A.3.1 (trang 15), viết như sau:

“Trong tác phẩm “Hồ Chí Minh ở Trung Quốc”, giáo sư sử học Đài Loan, Tưởng Vĩnh Kính, trang 74–75, đã viết:

Đầu năm 1932, Nguyễn Ái Quốc sang Singapore nhưng bị cảnh sát bắt quay lại Hương Cảng…”



Trang 74 Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Chinese).jpg
Trang 74 của quyển "Hồ Chí Minh tại Trung-Quốc" (bản tiếng Tàu)



Nguyên-văn trong hình-thức song-ngữ:

"nhất 一 cửu 九 tam 三 nhị 二 niên 年 sơ 初, Hồ 胡 phục 服 hình 刑 kì 期 mãn 滿 , bị 被 ? ly 離 khai 開 Hương 香 Cảng 港. Khoáng 擴 thuyết 說: tha 他 tức 卽 vãng 往 Tân 新 Gia 加 Pha 坡 , tái 再 độ 度 bị 被 Anh 英 Phương 方 đãi 逮 bộ 捕, khiển 遣 hồi 囘 Hương 香 Cảng. 港"

(“Đầu năm 1932, thời-kỳ chịu án của Hồ hết, được phóng thích và rời khỏi Hương-Cảng (Hong Kong). Người-ta nói một cách mơ-hồ: ảnh tới Tân-Gia-Ba (Singapore), một lần nữa bị người Anh (British) bắt, khiến trở lại Hương-Cảng")


E.1(b) Đoạn trích của Hồ Tuấn Hùng nằm trong chương 5 của quyển “Hồ 胡 Chí 志 Minh 明 tại 在 Trung 中 quốc 國” do “Truyện 傳 kí 記 văn 文 học 學 xuất 出 bản 版 xã 社” xuất bản vào năm 1971 ở Đài 台 Bắc 北. Tác giả là Tưởng 蒋 Vĩnh 永 Kính 敬 (chữ Latin: Jiang Yongjing), sinh năm 1922, giáo sư đại học (người Tàu kêu là giáo 教 thụ 授) ở Đài Loan, sử gia của Quốc Dân đảng của Tưởng 蔣 Giới 介 Thạch石.



Tưởng Vĩnh Kính - book.ifeng.com 2013.jpg
Tưởng Vĩnh Kính năm 2013 (91 tuổi).



(Tấm hình trên được trích ra từ bài Tưởng 蒋 Vĩnh 永 Kính 敬 giản 简 giới 介 )


Độc giả nào biết tiếng Tàu thì xem nguyên tác (chữ phồn thể) của Tưởng ở đây:


hoặc “thích rinh dìa xài chơi”, thì download từ đây:


Còn như không biết tiếng Tàu, thì xin tham khảo bản dịch của Thượng Huyền, tựa là “Hồ Chí Minh tại Trung Quốc (Một kẻ ngụy trang chủ nghĩa dân tộc Việt Nam)”, do nhà xuất bản Văn Nghệ ở California xuất bản vào năm 1999.



Trang bìa trước 'Hồ Chí Minh tại Trung Quốc'.jpg
Trang bìa trước của sách dịch "Hồ Chí Minh tại Trung Quốc"



E.2 Những nguồn thông tin mà Tưởng Vĩnh Kính dùng để xác định việc Nguyễn Ái Quốc đi Singapore vào đầu năm 1932:

Trong chương 5, bản dịch của Thượng Huyền (trang 123, dòng 19-25), Tưởng Vĩnh Kính viết như sau:

Đầu năm 1932, ông Hồ mãn hạn tù, được phóng thích và rời khỏi Hương-cảng. Nghe nói, ông đi Tân-gia-ba, và lại bị người Anh bắt, đưa trở lại Hương-cảng. Vì bị bệnh phổi, ông được đưa vào nằm bệnh viện, rồi đột nhiên mất tích. Người Anh đã không tuyên bố gì về trường hợp mất tích của ông. Có người nói rằng, ông lại được thả vì nhận làm công tác tình báo cho Anh 67.

(67 Barnard Fall, Le Viet Minh, tr. 31 (Librarie Armand Colin, Paris, 1960), xem Hoàng Văn Chí, tr. 50).


(*) Chú-thích của Nguyễn Văn Huy:
Đối chiếu với bản tiếng Tàu (trang 80 của bản in, trang 91 của bản PDF) mới thấy Giáo thụ (Professor) Tưởng Vĩnh Kính viết sai tên của Fall: “Bernard”, chứ không phải “Barnard”. Chữ “Librarie” cũng sai. Đúng ra là “Librairie”. Không phải lỗi của Thượng Huyền)



Hồ Chí Minh tại Trung Quốc trang 123.jpg
Trang 123, "Hồ Chí Minh tại Trung Quốc", bản dịch của Thượng Huyền



E.3 Tưởng Vĩnh Kính trích-dẫn sai-lạc thông-tin của Hoàng Văn Chí:

Trong “Từ Thực dân đến Cộng sản”, ấn bản hải ngoại của nhà xuất bản Chân Trời Mới, trang 78 (dòng 23-26), Hoàng Văn Chí viết:

“Về phần ông Hồ thì ông bị người Anh bắt ở Hồng Kông cuối năm 1931. Được tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932 (không có tài liệu đích xác về ngày ông được tha), ông đi Singapore, bị bắt tại đấy rồi điệu trở về Hồng Kông.” (Trang 78 của bản in, hoặc trang 48 của bản PDF)



Trang 78 Từ Thực Dân đến Cộng Sản.jpg
Trang 78 của quyển “Từ Thực-dân đến Cộng-sản” của Hoàng Văn Chí



Xin chú ý đến những chữ do Nguyễn Văn Huy in đậm. Hoàng Văn Chí đã nêu ra hai yếu tố quan trọng:

(a) "Được tha, có lẽ là vào khoảng năm 1932."

(b) "không có tài liệu đích xác về ngày ông được tha."

Như vậy, ở vế (a) Hoàng Văn Chí chỉ phỏng đoán và ở vế (b) giải thích là không có tài liệu để xác minh tin Nguyễn Ái Quốc được tha vào năm 1932.

Tuy nhiên, lời nói của Hoàng Văn Chí hoàn toàn chính xác, vì Nguyễn Ái Quốc chính thức được thả vào ngày 27/06/1932, nhưng được phép ở trọ ở bệnh viện Quân-đội Anh thêm một thời gian để tìm đường tự cứu mạng cái mạng nhỏ (làm sao an toàn ra khỏi Hồng Kông). Cho tới ngày 28/12/1932 thì chính quyền Hồng Kông mất kiên nhẫn (vì khi không phải nuôi báo cô một anh trùm khủng-bố chuyên-môn phá-hoại an-ninh trật-tự của đế-quốc Anh) và tống cổ Quốc ra khỏi bệnh viện . Xin xem phần D.2(a) ở trên.

Câu văn của Hoàng Văn Chí có nghĩa chắc chắn là Nguyễn Ái Quốc đi Singapore sau ngày được tha. Còn thời điểm được tha có phải là 1932 hay không, thì Chí đã nói rõ là không biết chắc.

Do đó nếu Nguyễn Ái Quốc thật sự không đi Singapore vào năm 1932 thì không ai trách được Hoàng Văn Chí. Lịch sử cho biết rằng Quốc tới Singapore vào ngày 06/01/1933 (xem bản dịch của Nguyễn Văn Huy trong phần B.2(a)(1), phần C.2(a) và phần "D.5 Thư-khố Quốc-gia của Singapore xác nhận Nguyễn Ái Quốc tới Singapore vào tháng 01/1933" của bài "Kỳ 2: Nói Nguyễn Ái Quốc chết trong năm 1932 là nói láo - tài liệu lịch sử của The UK National Archives xác minh điều đó").

Như vậy, nguồn thông tin Hoàng Văn Chí không thể được dùng để bảo kê cho lời phát biểu lếu-láo sau đây của Tưởng:

Đầu năm 1932, ông Hồ mãn hạn tù, được phóng thích và rời khỏi Hương-cảng. Nghe nói, ông đi Tân-gia-ba, và lại bị người Anh bắt, đưa trở lại Hương-cảng.”


E.4 Tưởng Vĩnh Kính trích-dẫn sai-lạc thông-tin của Bernard Fall:

Quyển “Le Viet-Minh, La République Démocratic du Viet-Nam, 1945-1960”, viết bởi Bernard B Fall, do “Librairie Armand Colin” xuất bản ở Paris năm 1960.



Trang bìa trước của Le Viet-Minh.jpg
Trang bìa trước của “Le Viet-Minh, La République Démocratic du Viet-Nam, 1945-1960” của Bernard Fall




Ở trang 31, dòng 31-40, Bernard Fall viết:

“Ainsi Ho, au début de 1933, est libre mais il est une fois de plus traqué de toutes parts. La Sûreté française l’attend en Indochine et en France, sa position est intenable a Hong-Kong, et le Kouomintang chinois ne demande pas mieux que de s’assurer de sa personne. Ho se décide à se rendre une fois de plus en Angleterre et s’embarque (secrètement, dit le recueil d’anecdotes) sur un cargo britannique, apparemment sans avoir attendu son visa britannique.

(“Do đó, vào đầu năm 1933, Hồ được tự do, nhưng một lần nữa, bị săn đuổi khắp nơi. Mật-thám Pháp chờ đợi ở Đông Dương và Pháp; ở Hồng Kông thì không an toàn, và Quốc-Dân-đảng chỉ muốn bắt ảnh. Hồ quyết định đi Anh lần nữa và bí mật đáp một chiếc tàu hàng Anh (theo những tài liệu mật), hiển nhiên là không chờ lấy Visa của Anh)

"Il est arrêté à Singapour, débarqué et renvoyé sur Hong-Kong, où, cette foisci, les autorités britanniques possèdent contre lui un chef d’accusation clair et simple: violation des règlements d’immigration.”

(“Ảnh bị bắt ở Singapore, lên bờ rồi bị gởi trở lại Hồng Kông, nơi mà lần này giới chức thẩm quyền Anh gán cho ảnh một cái tội danh rõ ràng và đơn giản: nhập cảnh bất hợp pháp.”)



Trang 31 Le Viet-Minh của Bernard Fall.jpg
Trang 31, “Le Viet-Minh, La République Démocratic du Viet-Nam, 1945-1960” của Bernard Fall



Như vậy, nguồn thông tin Bernard Fall xác nhận rằng Nguyễn Ái Quốc đi Singapore sau những ngày đầu năm 1933. Do đó, những lời phát biểu dưới đây của Tưởng Vĩnh Kính là lếu-láo:

Đầu năm 1932, ông Hồ mãn hạn tù, được phóng thích và rời khỏi Hương-cảng. Nghe nói, ông đi Tân-gia-ba, và lại bị người Anh bắt, đưa trở lại Hương-cảng".

Nói tóm lại, Tưởng Vĩnh Kính thuộc loại dóc tổ 祖. Còn Hồ Tuấn Hùng thuộc loại dóc tôn 孫 .



F. Hồ Tuấn Hùng trích-dẫn rất nhiều từ nguồn thông-tin "Nhật-ký của Paul Draken"

Nguồn tài liệu Paul Draken cung cấp những chứng cớ lịch-sử rất quan trọng cho nhiều lập luận của Hồ Tuấn Hùng. Dựa vào nguồn thông tin này, Hồ Tuấn Hùng đã ăn nói "bạo mồm bạo miệng", như được trình-bày dưới đây:


F.1 Paul Draken là ai?

Ở Thiên 1, phần A.4, Hồ Tuấn Hùng giới thiệu Paul Draken như sau:

“Nhật ký Paul Draken — Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc”:

“Nhật ký Paul Draken” chính là cuốn hồi ký mà nội dung trong đó có nhật ký của thân phụ ông là Nam tước Draken chưa kịp xuất bản. Nhật ký thuật lại chuyến đi mạo hiểm của Nam tước Draken từ năm 1900. Đầu năm 2000, “Nhật ký Paul Draken” có kèm theo tranh ảnh được chuyển cho ngài Diêu Khai Dương thuộc Viện Bảo tàng Trung Quốc toàn quyền xử lý. Sau nầy Diêu Khai Dương viết thư xin ý kiến Paul Draken trao bản quyền cho tập đoàn YAO xuất bản và phát hành. “Nhật ký Paul Draken” có thiên thứ ba “Trân châu Trung Quốc” (1929–1932), chương 12, lấy tên Nguyễn Ái Quốc làm nhan đề chia ra hai phần “thượng”, “hạ” ước khoảng ba nghìn chữ, kể lại việc ông tham gia vào kế hoạch giải cứu Nguyễn Ái Quốc. “Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc” kể lại quá trình xây dựng kế hoạch và thực hiện giải cứu Nguyễn Ái Quốc là tác phẩm vô cùng quý giá, rất đáng đọc và suy ngẫm”.





(Tấm hình trên được trích từ bài "Paul Draken日记")


Theo quyển "Diaries of Paul Draken", hình đó là hình chụp Paul Draken, tại Thượng-Hải, tay đang cầm khẩu Pạc Hoọc (Mauser C96) do Sứ-quân Trương Học Lương gởi tới. Sau này tấm hình này được gởi tới Ian Fleming, một bạn học cũ của Draken tại trường trung học Eton ở Anh. Fleming mới dựa vào tấm hình này để tạo hình nhân vật James Bond 007.


F.2 Nguyễn Ái Quốc gặp Paul Draken:

Một trích-đoạn của Thiên 1, phần A.7(16):

Năm 1932, đại diện Bộ Ngoại giao Anh Quốc là Paul Draken đến Hương Cảng gặp Nguyễn Ái Quốc. Paul Draken nói: “Tôi được cử đến đây giúp ngài xuất cảnh, xin hỏi, ngài muốn đến nơi nào ?”. Nguyễn Ái Quốc bảo: “Tôi muốn đến Liên Xô”. “Tốt nhất là ngài nên qua đường Thượng Hải,” Paul gợi ý, “Tôi sẽ tháp tùng ngài đi Thượng Hải, sau đó, ngài sẽ quyết định nên đến nơi nào.” (“Nhật ký Paul Draken — Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc”).


F.3 Paul Draken xác-nhận Nguyễn Ái Quốc đi Singapore năm 1932

Một trích-đoạn của Thiên 1, B.4:

“Giáo sư Tưởng Vĩnh Kính trong “Hồ Chí Minh ở Trung Quốc,” trang 74, cũng giống như Paul Draken trong “Nguyễn Ái Quốc” cùng nói về thời gian Nguyễn Ái Quốc đến Singapore vào đầu năm 1932.”


F.4 Paul Draken đề nghị đưa Nguyễn Ái Quốc đi Thượng Hải bằng thủy phi cơ

Một trích-đoạn của Thiên 1, B.5(4):

“Paul Draken trong “Nhật ký Long Bảo La” viết về Nguyễn Ái Quốc như sau:

“Tôi và Nguyễn Ái Quốc gặp nhau trong căn hầm của Tổng bộ Cảnh sát. Ông ta là một người trung niên thân hình ốm yếu, mắc bệnh phổi, xem ra tình hình sức khỏe không tốt. Nguyễn Ái Quốc biết tiếng Hoa và tiếng Pháp nên chúng tôi có thể nói chuyện được với nhau: “Tôi là Paul Draken, đại diện Bộ Ngoại giao Anh Quốc , được cử đến đây giúp đỡ tiên sinh xuất cảnh, xin hỏi, ngài định đến nơi nào ?”. Nguyễn Ái Quốc uể oải trả lời trong khi vẫn không dứt cơn ho: “Tôi muốn đến Liên Xô”.

“Liên Xô ? Vậy tốt nhất là nên qua lối Thượng Hải, như vậy tôi sẽ có hân hạnh được tháp tùng ngài, đến Thượng Hải sẽ tùy ngài quyết định đi đâu”. Tuy nhiên luật sư Loseby tỏ ra lo lắng: “Tôi chỉ sợ mật thám Pháp đã ngầm cử sát thủ đến Hương Cảng, vậy phải làm thế nào để bảo đảm cho Nguyễn tiên sinh an toàn xuất cảnh ?”. Lúc nầy, cả hai chúng tôi đều ngẩng lên nhìn Cảnh sát Trưởng. Cảnh sát Trưởng cáo già khôn khéo xua tay thoái thác: “Tôi đã biết ý các ngài. Chúng tôi có thể bố trí tóm được đám sát thủ Pháp, nhưng việc nầy phải tuyệt đối giữ bí mật, nếu để lộ ra, chính phủ Anh Quốc sẽ khó ăn nói với người Pháp”. Ngẫm nghĩ một lúc, ông ta nói tiếp: “Chỉ cần các ngài đề xuất biện pháp xuất cảnh an toàn, tôi sẽ rất vui được “thuận nước giong thuyền”, có điều phải nói trước, vạn nhất, sự việc bị vỡ lở, tôi sẽ không thừa nhận, đến lúc đó sẽ đắc tội với chính quyền địa phương, mong nhị vị thông cảm”.

"Ra khỏi Tổng bộ Cảnh sát, Loseby lớn tiếng chửi Cảnh sát Trưởng là một gã xảo trá. Bất chợt, tôi nảy ra một kế. Loseby vốn rất quen thân với Toàn quyền Hương Cảng, nếu được ông ta đứng ra giải quyết vụ nầy, có thể xem đấy như một là bùa hộ mệnh, tránh được thất bại do Cảnh sát Trưởng có ý đồ phản thùng. Tuy nhiên, cách làm hơi mạo hiểm là đóng giả làm khách của Toàn quyền William Peel ra thăm bến cảng, sau đó chuyển lên chiếc thủy phi cơ “Trân châu Trung Quốc” bay đi Thượng Hải. Nghĩ vậy, tôi bèn đem ý tưởng nầy bàn với Loseby. Luật sư cảm thấy có thể thành công liền phân công nhau chuẩn bị hành động.”



Thủy phi cơ của Long Hàng không.jpg
Thủy phi cơ của Long Hàng-không trong cảng Victoria đang chuẩn bị cất cánh.


(Hình của Diêu Khai Dương, đăng trong bài "Paul Draken日记")


F.5 Nguyễn Ái Quốc được Paul Draken đưa tới Thượng Hải bằng thủy phi cơ

Một trích-đoạn của Thiên 1, B.5(4)(a):

“Kiến giải về việc Hồ Chí Minh từ Hương Cảng đến Hạ Môn, thời gian là không liên tục. Các tình tiết trong quá trình nầy là rất bất hợp lý. Duy chỉ có Paul Draken “Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc”trong nhật ký của mình là cung cấp thông tin ngược lại. Ông viết:“Sau khi xuống thuyền nhỏ rời cảng, Nguyễn Ái Quốc được đưa lên chiếc thủy phi cơ “Trân Châu Trung Quốc” bay đến Thượng Hải, hạ cánh xuống bến sông Hoàng Phố”. Đây là thông tin hợp lý, có thể tin cậy, bởi nó đã giải thích được nguyên nhân Nguyễn Ái Quốc mất tích ở Hương Cảng.”


F.6 Chị họ của Cố Tổng-thống Kennedy đi chung thủy phi cơ với Paul Draken và Nguyễn Ái Quốc

Một trích-đoạn của Thiên 1, B.5(4)(c):

“Sự thật về việc Nguyễn Ái Quốc trốn khỏi Hương Cảng :

"Như trên đã nói, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng thuận lợi là bởi chính phủ Anh cử tình báo viên xây dựng kế hoạch cùng với sự tham gia bí mật của Toàn quyền William Peel. Sự kiện nầy đã được Paul Draken viết trong hồi ký của mình.

"Nếu đem “Ghi chép về Nguyễn Ái Quốc” trong hồi ký của Paul Draken đối chiếu với William J. Duiker, Sophie Quinn-Judge, cùng cuốn sách “Chủ tịch nước Việt Nam Hồ Chí Minh” của Lý Gia Trung, cựu Đại sứ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam, có dẫn dụng cả “Sự kiện Hương Cảng năm 1931” của Nguyễn Việt Hồng, thì quá trình rời khỏi Hương Cảng của Nguyễn Ái Quốc hầu như hoàn toàn nhất trí. Có thể xem đây chính là sự thật lịch sử. Từ đó suy luận tiếp theo: "Cuối tháng Giêng năm 1932, Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng cùng với bạn của Paul Draken là cô Anne Kennedy, người có chiếc thủy phi cơ ‘Trân Châu Trung Quốc’, bay đến bến sông Hoàng Phố, sau đó một đồng chí chèo con thuyền nhỏ đón Nguyễn Ái Quốc về Thượng Hải”. (Anne Kennedy là chị họ của tổng thống Hoa Kỳ thứ 35 John Kennedy, thân phụ là trùm dầu mỏ Hoa Kỳ, giáo phụ hắc bang Thượng Hải Hoàng Kim Vinh là cha nuôi).”



Thủy phi cơ 'Ngọc trai Tàu'.jpg
Thủy-phi-cơ Trung Quốc Trân Châu ("ngọc trai Tàu"), mà Paul Draken dùng để đưa Quốc ra khỏi Hồng Kông, đang cất cánh từ sông Hoàng Phố của Thượng Hải.


Hình của Diêu Khai Dương, được đăng bởi:



F.7 Theo Hồ Tuấn Hùng, vì Paul Draken đã đưa Nguyễn Ái Quốc đi Thượng Hải vào đầu năm 1932, do đó người mang tên Nguyễn Ái Quốc đi Hạ Môn vào đầu năm 1933 không thể là Nguyễn Ái Quốc thật

Một trích-đoạn của Thiên 1, B.5(6):

“Nguyễn Ái Quốc trên đường từ Hương Cảng đến Hạ Môn :

Đầu năm 1933, liệu có phải Nguyễn Ái Quốc đã từ Hương Cảng đến Hạ Môn ? Theo đó, vào năm 1932 có đúng là, trên thực tế Nguyễn Ái Quốc đã chết vì bệnh lao phổi ? Còn Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn đầu năm 1933 chính là Hồ Chí Minh ? Đây được xem là văn bản sớm nhất nói về sự kiện nầy. Sau đó, qua thời gian, người ta đã nhiều lần thêm thắt, sửa chữa. Vì vậy, so với những ghi chép ở nhật ký Paul Draken trong chiến dịch giải cứu Nguyễn Ái Quốc đến Thượng Hải thì hoàn toàn khác nhau. Hai quan điểm nầy khác nhau về thời gian, địa diểm đến và cả về lịch trình hành động. Vậy quan điểm nào là đúng ?”


F.8 Paul Draken chính là Long tiên-sinh, người đưa Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng năm 1932

Trong Thiên 1, B.6, phần chú thích, dưới đầu đề “a- Sự nhầm lẫn trong sự kiện Nguyễn Ái Quốc đi Hạ Môn”, Hồ Tuấn Hùng viết:

“c/ Biết được sự kiện Nguyễn Ái Quốc trốn khỏi Hương Cảng là do Long tiên sinh, người cùng đi với ông ta. Long tiên sinh có thể là Paul Draken, tuy nhiên, theo “Nhật ký Paul Draken”, thì về căn bản, Paul Draken (Long Bảo La) không cùng đi với Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn. Rõ ràng, ý kiến cho rằng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn chính là Hồ Chí Minh đã tìm hết cách mượn cái tên Paul Draken để liên kết, thuyết phục mọi người Nguyễn Ái Quốc đích thực đã trốn khỏi Hương Cảng đến Hạ Môn.

"(Tác giả nhận xét: Trong năm 1932, chỉ biết có một người là Long tiên sinh mà không thấy có người tên là Paul Draken (Bảo La Đức Nhuế Khẳng, Long Bảo La), vì thế, nói rằng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn hoàn toàn do Hồ Chí Minh hư cấu).

"b- Long tiên sinh là Long Đình Chương hay Long Bảo La (Paul Draken) ?:

"Cả William J. Duiker và cựu Đại sứ Lý Gia Trung đều viết là“Long tiên sinh cùng Nguyễn Ái Quốc đến Hạ Môn”, vậy Long tiên sinh và Long Bảo La (Paul Draken) trong thời gian nầy có mối quan hệ như thế nào ? Phải chăng họ chỉ là một người ? Sự kiện năm 1932 Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng là vô cùng bí mật, vì thế thân phận đích thực của Long Bảo la (Paul Draken) không thể nào được công khai.

"Hiện nay, hồ sơ “Sự kiện Hương Cảng” của Nguyễn Ái Quốc đã được giải mật. “Nhật ký Long Bảo La” (Paul Draken–Nguyễn Ái Quốc) đã được xuất bản. Đối chiếu toàn bộ đầu cuối “Sự kiện Hương Cảng”, sẽ rất khó giải thích rõ ràng việc Long Bảo La (Paul Draken) là người trực tiếp đưa Nguyễn Ái Quốc rời khỏi Hương Cảng. Long tiên sinh tức Long Bảo La, tức tình báo viên Anh Quốc Paul Draken.

"Rất đáng tiếc, trước khi hoàn thành công trình lớn của mình, William J. Duiker chưa biết đến “Nhật ký Long Bảo La–Nguyễn Ái Quốc”, chưa sử dụng sự kiện Long Bảo La tham gia giải cứu Nguyễn Ái Quốc để chứng minh sự thật là, Nguyễn Ái Quốc rời Hương Cảng bằng thủy phi cơ đến Thượng Hải, mặc cho Hồ Chí Minh tự bịa ra câu chuyện hoang đường “từ Hương Cảng đến Hạ Môn”.”



G. Sự lếu-láo của nguồn tài-liệu "Nhật-ký của Paul Draken"


G.1 "Nhật-ký của Paul Draken” chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết:

G.1(a) Giống như Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, "Trung 中 Quốc 國 trân 珍 châu 珠: Long 龍 Bảo 保 La 羅 nhật 日 kí 記” (còn được gọi là "Paul Draken đích 的 nhật 日 kí 記", hay “Diaries of Paul Draken”) chỉ là một câu chuyện tiểu thuyết, không hơn không kém. Đã là tiểu thuyết rồi, thì dù nó được dựa vào lịch sử hay khoa học đi nữa, thì bản-chất của nó vẫn là giả tưởng (hư-cấu).


G.1(b) Trước hết, hãy nói về báo China Post (Trung 中 Quốc 國 Bưu 郵 Báo 報) xuất bản ở Đài Loan. Đó là một tờ nhật báo viết bằng tiếng Anh có trên 400 ngàn độc giả qua cả báo mạng lẫn báo in. Xin xem thêm ở đây:

"The China Post"


G.1(c) Vào ngày 28/02/2011, China Post đăng bài sau đây:

“Fictional novel confused for historic fact by online readers”

(“Những người đọc sách trên mạng nhầm-lẫn giữa tiểu-thuyết giả tưởng và sự kiện lịch-sử”)

“The China Post news staff - A historical fiction with a protagonist who brushes shoulders with Sun Yat-sen, complete with artfully photoshopped pictures, has confused many readers into believing that the online novel is based on fact.

(“Bài viết của Ban Tin tức của China Post - Một câu chuyện tiểu thuyết lịch sử với một nhân vật chánh từng ôm-chào Tôn Dật Tiên, kèm với những hình chụp có giá trị nghệ thuật (đã được chế biến bằng software kiểu như Photoshop, đã làm cho độc giả tưởng lầm quyển tiểu thuyết mạng đó dựa vào sự kiện có thật.”)

“’China Pearl’ is a tale set in the 1930s about the incredible life of Paul Draken, a man of mixed-race (English and Chinese) origins traveling to Asia in search for his mother. His journey is colorful and he meets everyone from Sun to Adolf Hitler among other prominent figures in the historical timeframe.

(“Trung Quốc Trân-châu” là một câu chuyện xảy ra vào thập kỷ 1930 về cuộc đời phi thường của Paul Draken, một người lai giữa Anh và Tàu đi Á-châu để tìm kiếm mẹ của mình. Cuộc hành trình đầy màu sắc, và anh ta đã gặp đủ loại người, từ Tôn Dật Tiên cho tới Adolf Hitler, trong số những nhân vật quan trọng trong giai đoạn lịch sử đó.”)

“As the described events actually took place and are detailed accurately, the fact-checked story, compounded with believable photos of Draken with Sun, have caused many readers and online commenters to insist that what they are reading is a piece of factual documentation.”

(“Vì những biến cố trong truyện có xảy ra thật và được mô tả một cách tỉ-mỉ và chính xác, câu chuyện có những sự kiện có thật - cộng với những hình ảnh có sức thuyết phục về Draken và Tôn - đã làm cho nhiều độc giả và người phê bình trên mạng khẳng định rằng những gì họ đang đọc là một phần của những tài liệu thật.”)

“Crayon Yao, author of "China Pearl," came forth to put these rumors to rest.”

(“Crayon Yao, tác giả của “Trung-quốc Trân- châu”, lên tiếng để chấm dứt những lời đồn đại này.”)

"Everything, except for the fictional character of Paul Draken, is real," Yao explained. "Everything that happens in the book, you can find in history, including the people."

(“Diêu giải thích: ‘Mọi thứ, ngoại trừ nhân vật giả tưởng Paul Draken, đều là thật. Những gì xảy ra trong quyển sách quý vị đều có thể tìm thấy trong lịch sử, kể cả những nhân vật.”)

"Even experts may have trouble telling fact from fiction," Yao said, adding that he included the fake photos to enhance the "authenticity" and believability of Draken's encounters.”)

(“’Ngay cả những nhà chuyên môn sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt sự tưởng tượng và sự kiện thật.’ Diêu nói, thêm rằng ảnh đã bỏ vô những hình chụp giả để cho độc giả tin rằng những cuộc hội-ngộ của Draken là có thật.”)

(Nguyễn Văn Huy làm đậm và tô màu)


Bài viết của China Post độc giả có thể xem ở đây:



Fictional novel confused for historic fact by online readers - The China Post.jpg
Bài báo của China Post xác nhận "Nhật-ký của Paul Draken" chỉ là một bộ truyện tiểu thuyết



G.2 Tại sao Crayon Yao lại rút bộ truyện "Diaries of Paul Draken" ra khỏi Internet?

G.2(a) Tiểu-sử của “Crayon Yao, author of "China Pearl":

Crayon Yao = Diêu/Dao 姚 Khai 開 Dương 陽. Ai biết tiếng Tàu thì xin xem thêm ở đây:

“姚開陽”

Tiểu sử cá nhân ở đây:




Diêu Khai Dương và nữ ký giả - no comment.jpg
Diêu Khai Dương chụp hình chung với một nữ ký giả Đài Loan vào năm 2011




G.2(b) Diêu Khai Dương không muốn mang tiếng ác với đời :

Diêu Khai Dương đã tự ý rút bộ truyện “Diaries of Paul Draken” ra khỏi website do công ty của ảnh làm chủ. Bằng cớ là link dưới đây không còn hoạt-động nữa:


Nguyên-nhân không phải vì ảnh không có tiền trả web hosting , bởi vì công ty do ảnh làm Giám đốc làm ăn rất khấm khá. Xin xem Porfolio (danh sách của những cuộc đầu tư trong quá khứ) của công ty Yaox5D của ảnh ở đây:


Do đó, sự giải-thích có lý nhất phải là ảnh đã bị độc giả nhao-nhao chửi là lừa gạt họ. Điều này có hại cho uy tín cá nhân và công ty, do đó ảnh đành phải rút bộ truyện ra khỏi website của công ty. Tuy nhiên, vẫn còn một số website của những người khác lưu trữ một số hình ảnh và trích-đoạn của "Diaries of Paul Draken". Thí-dụ như "Paul Draken đích 的 nhật 日 kí 記:(3) Công 公 chúa 主 đích 的 mạt 末 nhật 日" ("Nhật-ký của Paul Draken: (3) Ngày tàn của Công-chúa")


G.3 Tài giả-mạo của Diêu Khai Dương:

Xin độc-giả so-sánh hai cái hình của đảo Staten Island, một là hình thật và một là hình giả, để thấy tài giả-mạo của Diêu Khai Dương:



Statute of Liberty by dronestagram 200 dpi.jpg



Hình trên do drone chụp và được trích từ bài http://www.dronestagr.am/statue-of-liberty-3/


Trong khi đó, hình dưới đây do Diêu Khai Dương chế ra để tạo hình-ảnh máy bay của công-ty China Pearl ("Trung-Hoa Trân-Châu) bay phía trên đảo Staten Island, bên trong hải cảng New York, nơi đặt tượng The Goddess of Liberty (Nữ-thần Tự-do)



China Pearl ariline.jpg



Hình của Diêu Khai Dương, đăng trong bài "Paul Draken日记"


G.4 Lời bàn của Nguyễn Văn Huy:

G.4(a) Diêu Khai Dương muốn ca tụng mức độ chính xác về lịch sử của quyển "Diaries of Pauk Draken" như thế nào là quyền của ảnh, nhưng sự thật là ảnh đã dùng những chứng cớ lịch sử lếu láo - giống như lấy từ trong sách của Tưởng Vĩnh Kính ra vậy.

Điều quan trọng nhất đối với một nhà nghiên cứu lịch sử là sự xác định sự kiện nào là thật và sự kiện nào là giả. Trong khi đó, một quyển tiểu thuyết lịch sử lại không bị trói buộc bởi một tiêu chuẩn nào hết, nghĩa là sự kiện lịch sử thật giả gì cũng không có liên quan tới bản chất giả tưởng của một câu chuyện tiểu thuyết. Do đó, người viết sử muốn trích dẫn gì thì cứ trích dẫn, ngoại trừ tiểu thuyết ra.

Tới đây, độc giả có thể xác định được rằng tất cả những đoạn văn của Hồ Tuấn Hùng trích ra ở trên (từ G.1 cho tới G.8) đều là giả tưởng và cần được ném vào Recycle Bin ngay!


G.4(b) Hồ Tuấn Hùng còn có một cái tội nữa, đó là:
Đến ngày 28/02/2011 quyển “Diaries of Paul Draken” đã được báo in lẫn báo mạng của Đài Loan loan tin rằng chính tác giả đã xác nhận đó chỉ là một quyển tiểu thuyết, và tin tức này đã được nhiều website của người Tàu đăng lại.

Như vậy, Hồ Tuấn Hùng không thể không biết. Vậy mà ảnh cứ tiếp tục chơi cái tình lờ. Trong phiên bản năm 2013, mọi câu chuyện liên quan tới Paul Draken ảnh vẫn giữ y như cũ. Thật là quân mặt dầy!



H. Kết luận


Nếu so sánh những nguồn dẫn chứng của National Heritage Board của Singapore, Quinn-Judge, Duiker và Duncanson, với những trích đoạn của Hồ Tuấn Hùng, thì chúng ta sẽ thấy có một chỗ lạ lùng, là tất cả sự kiện đều tương tự, chỉ trừ năm1932 đã bị sửa thành 1933.

Như vậy đây là bí quyết mánh mung của tay lừa đảo chuyên nghiệp Hồ Tuấn Hùng. Ảnh trộn thực với hư - để tạo ra hỏa mù để lừa độc giả.

Tuy Nguyễn Văn Huy đã đề nghị ném quyển “Hồ Chí Minh sinh bình khảo” vào Recycle Bin, nhưng vẫn cho rằng chúng ta hãy nên làm việc với quyển này thêm một lần nữa để phơi bày ra cho hết những thủ đoạn xảo trá lọc lừa của Hồ Tuấn Hùng.

Nguyễn Văn Huy

(Hết kỳ 3)

(Đăng ngày 13/10/2015 - Sửa chữa ngày 12/11/2019)


---------------------------------

28/04/2016 (cập-nhật: 03/01/2017)


Nếu độc-giả muốn cho Like, xin nhấn nút Like trước và sau đó nhấn thêm nút Confirm ("xác-nhận"). Xin cảm ơn.